Tổng lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 33)

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của một ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy VNCB – Cần Thơ kinh doanh khá hiệu quả do lợi nhuận 3 năm đều tăng, cụ thể: lợi nhuận đạt được năm 2011 là 7.559 triệu đồng tăng 868 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ là 12,97% do ngân hàng có những chính sách kinh doanh hợp lý làm lợi nhuận ngân hàng tăng lên. Năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng đạt 8.249 triệu đồng, tăng 691 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương tăng 9,14%. Lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm chứng tỏ kết quả kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này là khá tốt và có tiềm năng phát triển hơn nữa.

Hoạt động của ngân hàng trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng có hiệu quả, nhân viên có kinh nghiệm, việc lựa chọn đối tượng khách hàng để cho vay rất phù hợp là nguyên nhân giúp cho lợi nhuận ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 88 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với tỷ lệ là 2,19%.

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG C A NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.3.1 Thuận lợi

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã từng bước khẳng định và thể hiện vai trò quan trọng của mình trong lĩnh vực tài chính tín dụng. Sau đây là một số thuận lợi đem lại kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

- Chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, dễ tiếp cận cùng với mạng lưới hoạt động rộng khắp nên thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch.

- Lãnh đạo Ngân hàng tận tâm, có trách nhiệm, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có trình độ, thái độ phục vụ vui vẻ, lịch sự, tận tình với công việc, luôn cố gắng tìm tòi học hỏi, trao đổi kiến thức chuyên môn giữa các ngân hàng bạn. Từ đó, củng cố kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm cho bản thân và làm việc tốt hơn.

- Hệ thống pháp luật về hoạt động Ngân hàng đã khá hoàn chỉnh tạo hành lang pháp lý để khai thác thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các ban ngành trong hoạt động kinh doanh, nhất là trong việc xử lý và thu hồi những khoản nợ khó đòi.

- Quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa của đất nước cũng như việc chuyển đổi cơ cấu ở địa phương cũng tạo điều kiện cho chi nhánh đầu tư vốn. Nhiều khu công nghiệp, vùng kinh tế hình thành trong tỉnh giúp Ngân hàng tìm được nhiều khách hàng.

- Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã giúp ngân hàng học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, còn là động lực thúc đẩy các ngân hàng tự cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh để tạo thế phát triển bền vững.

23

3.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ cũng gặp không ít khó khăn mà Ngân hàng cần phải vượt qua để duy trì và phát triển:

- Chi nhánh còn non trẻ nên chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng có thế mạnh về vị thế và nguồn tài chính như: Agribank, Vietcombank, Sacombank, BIDV… Ngoài ra còn chịu sự cạnh tranh của các kênh huy động khác như bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện và các Ngân hàng mới ra đời…

- Tình hình kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa biến động mạnh, khó có thị trường tiêu thụ làm ảnh hưởng đến nguồn thu.

- Do mới thành lập được gần đây nên năng lực và trình độ công nghệ phát triển chưa tương xứng với yêu cầu đòi hỏi, chưa đáp ứng đầy đủ với tiềm năng của thị trường, cán bộ tín dụng còn ít, một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, làm cho hiệu quả công việc giảm xuống.

- Thủ tục giải quyết hợp đồng vay vốn và giải ngân còn phức tạp. Lãi suất thay đổi liên tục do áp lực cạnh tranh trong ngành và các ràng buộc từ phía ngân hàng cũng như sự chi phối từ phía NHNN, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Một bộ phận dân cư có thói quen giữ tiền trong nhà và chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng nên công tác huy động vốn gặp khó khăn.

- Được sự chấp thuận của NHNN, Ngân hàng TMCP Đại Tín đã tiến hành đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam. Sắp tới, Ngân hàng sẽ phải tốn rất nhiều chi phí cho việc tiến hành bố trí lại cơ sở vật chất, đồng phục cho cán bộ ngân hàng. Thêm vào đó, với cái tên quá mới mẻ chưa thật sự tạo được niềm tin cho khách hàng đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh khóc liệt như hiện nay.

3.4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG C NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.4.1 Đ nh hư ng

Trong bối cảnh tính cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại đang rất cao, đồng thời các ngân hàng đối mặt cùng những khó khăn nhất định từ tác động kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam sẽ xây dựng những chiến lược riêng cho mình để tạo nên những lợi thế cạnh tranh trở thành ngân hàng đa năng tập trung lĩnh vực xây dựng, có nghiệp vụ đa dạng, chất lượng phục vụ cao, công nghệ ngân hàng hiện đại, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế.

Với kinh nghiệm của các cổ đông, các đối tác trong ngành xây dựng, các đối tác trong ngành ngân hàng và nắm bắt xu thế khuyến khích phát triển kinh tế của Việt Nam, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam chủ trương đẩy mạnh tập trung vào các thị trường trọng tâm, tạo thế mạnh cho riêng mình để phát triển.

24

Trong đó, cung cấp dịch vụ cho vay xuất khẩu, cho vay và dịch vụ cho ngành vật liệu xây dựng và nhà ở cho người có thu nhập thấp sẽ được ngân hàng chú trọng.

3.4.2 Mục tiêu hoạt ộng c a Ngân hàng t ong thời gian t i

- Tập trung vào lĩnh vực đúng với chức năng, trở thành ngân hàng chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng như tên gọi.

- Triển khai gói sản phẩm liên kết 4 nhà (Ngân hàng, Nhà đầu tư, Nhà thầu và Nhà cung ứng vật liệu xây dựng – thiết bị nội thất) và các gói sản phẩm cho nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội.

- Tối đa hóa giá trị đầu tư, giữ vững tốc độ tăng trưởng hướng đến là một trong số các ngân hàng có sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ tốt nhất Việt Nam.

- Phát triển nguồn vốn huy động: hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trực tuyến, cho ra các sản phẩm đa dạng, chương trình khuyến mãi phù hợp, đáp ứng nhu cầu thiết thực và tốt nhất với từng đối tượng khách hàng.

- Phát triển nguồn nhân lực: với một kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp, chính sách tiền lương, thưởng hợp lý, Ngân hàng có thể thu hút và đào tạo được nhiều cán bộ, nhân viên giỏi và có tâm huyết với nghề, từ đó dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách, phát triển an toàn và bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định đối tượng và chính sách hoạt động kinh doanh: xác định đối tượng đầu tư tín dụng phù hợp để vừa nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, vừa đảm bảo hoạt động kinhh doanh ổn định và lâu dài. Nghiên cứu đầu tư, tham gia liên doanh góp vốn đối với một số dự án trọng điểm; cơ cấu lại tài sản sinh lời nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và ổn định thông qua các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư trái phiếu, chứng khoán.

- Xác định thị trường và lĩnh vực kinh doanh khác: nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thị trường mục tiêu, có kế hoạch thâm nhập các thị trường tiềm năng.

- Phát triển các dịch vụ Ngân hàng: nâng cấp chất lượng dịch vụ hiện có, tạo điều kiện hỗ trợ cho các nghiệp vụ khác phát triển, liên kết với các ngân hàng bạn để phát triển các dịch vụ Ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

- Phát triển mạng lưới hoạt động: tiếp tục phát triển mạng lưới đến các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước nhằm giúp cho ngân hàng tiếp cận và mang sản phẩm ngân hàng đến với khách hàng.

- Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng: đây là một trong những định hướng quan trọng của Ngân hàng, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác quản trị, điều hành, đồng thời là nền tảng cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại.

25

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ GI I ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.1 PHÂN TÍCH DO NH SỐ CHO V Y CÁ NHÂN

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy, doanh số cho vay của ngân hàng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngân hàng. Trước tiên chúng ta hãy xem xét doanh số cho vay cá nhân của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013:

4.1.1 Phân tích doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn tín dụng

Cho vay theo thời hạn gồm: cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn, sở dĩ không tách biệt cho vay trung hạn và dài hạn là do cách chia của Ngân hàng, các khoản cho vay dài hạn tương đối ít nên được gộp chung là trung – dài hạn.

26 Đơn ị tính: T iệu đồng Chỉ tiêu 2010 Tỷ t ọng (%) 2011 Tỷ t ọng (%) 2012 Tỷ t ọng (%) 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 100.345 92,82 112.981 94,12 138.479 91,83 12.636 12,59 25.498 22,57 T ung và dài hạn 7.761 7,18 7.052 5,88 12.327 8,17 -709 -9,14 5.275 74,80 Tổng 108.106 100 120.033 100 150.806 100 11.927 11,03 30.773 25,64

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ

27

Bảng 4.2 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn tín dụng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ qua 6 tháng đầu năm 2012 và

6 tháng đầu năm 2013 Đơn ị tính: T iệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng ầu năm 2012 Tỷ t ọng (%) 6 tháng ầu năm 2013 Tỷ t ọng (%) chênh lệch Số tiền % Ngắn hạn 55.730 90,75 64.091 91,55 8.361 15,00 T ung và dài hạn 5.683 9,25 5.912 8,45 229 4,03 Tổng 61.413 100 70.003 100 8.590 13,99

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ

Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2010 chỉ đạt 100.345 triệu đồng tương đối thấp so với những ngân hàng khác do Ngân hàng vừa đi vào hoạt động chưa bao lâu, khách hàng chưa nhiều, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế. Đến năm 2011, cho vay ngắn hạn đạt 112.981 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,12%, tăng trưởng với tốc độ 12,59% so với năm 2010. Đến năm 2012, cho vay ngắn hạn tăng thêm 25.498 triệu đồng, tương đương 22,57% so với năm 2011. Lý do cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên trong năm này là nhờ Ngân hàng có nhiều chính sách và hình thức vay khác nhau. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2012, cho vay ngắn hạn là 55.730 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng 15,00% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong thời gian này, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 10/2013-NHNN quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND phục vụ lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ là 10%/năm góp phần kích thích nhu cầu tín dụng của người dân. Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã có 6 lần điều chỉnh lãi suất cho vay và huy động, trong đó giảm mức trần lãi suất cho vay xuống còn 14%/năm nên hoạt động vay và cho vay của Ngân hàng cũng diễn ra sôi nổi hơn so với thời gian trước.

Cho vay trung và dài hạn có sự biến động nhưng không đáng kể. Cho vay trung và dài hạn có tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp và hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn. Năm 2011, cho vay trung và dài hạn giảm 9,14% so với năm 2010 do tình hình lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng còn nhiều gay gắt nhưng sang năm 2012 doanh số này đã tăng trở lại đạt 12.327 triệu đồng, tăng 74,80% so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, cho vay trung và dài hạn tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng có nhiều chương trình hấp dẫn thu hút khách hàng như: cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tiểu thương… Trong những đợt điều chỉnh lãi suất cho vay xuống thấp như đã nói thì ở các Ngân hàng

28

Thương mại Cổ phần lãi suất cho vay trung và dài hạn vẫn còn ở mức khá cao là 16 – 17%/năm nhưng nhìn chung đã giảm nhiều hơn so với năm 2011.

Tóm lại: Qua phân tích ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và cao hơn so với cho vay trung – dài hạn. Điều này cho thấy Ngân hàng đang tập trung vào cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân cũng vì biến động lãi suất trên thị trường lớn nên cả khách hàng lẫn Ngân hàng chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn để hạn chế rủi ro và dễ thay đổi chiến lược trong thời gian điều chỉnh lãi suất. Hơn nữa hình thức cho vay ngắn hạn thì ít tốn kém chi phí thẩm định, thời gian ngắn, rủi ro thấp, tốc độ luân chuyển của đồng vốn nhanh hơn. Do đó, Ngân hàng dễ dàng xoay chuyển đồng vốn, thu hồi nợ, cán bộ tín dụng cũng dễ dàng trong việc lập phương án cho vay.

4.1.2 Phân tích doanh số cho vay cá nhân theo mục ích sử dụng vốn

Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm nhìn chung đều có sự tăng trưởng. Cụ thể hơn doanh số cho vay đối với từng nhu cầu, mục đích như sau:

29 Đơn ị tính: T iệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ t ọng (%) Số tiền t ọng Tỷ (%) Số tiền t ọng Tỷ (%) Tuyệt ối Tư ng

ối (%) Tuyệt ối

Tư ng ối (%) Tiêu dùng 34.125 31,57 33.204 27,66 46.652 30,94 -921 -2,70 13.448 40,50 Bổ sung vốn kinh doanh 12.929 11,96 13.741 11,45 20.452 13,56 812 6,28 6.711 48,84 Mua nhà,sửa nhà 25.159 23,27 28.539 23,78 40.258 26,70 3.380 13,43 11.719 41,06 Mua xe 28.183 26,07 35.876 29,89 34.915 23,15 7.693 27,30 -961 -2,68 Khác 7.710 7,13 8.673 7,23 8.529 5,66 963 12,49 -144 -1,66 Tổng 108.106 100 120.033 100 150.806 100 11.927 11,03 30.773 25,64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 33)