Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng chặt chẽ, hiệu quả hoạt động tín dụng càng tốt tuy nhiên chỉ số này không phải là thước đo công tác thu hồi nợ một cách tuyệt đối, hệ số thu nợ càng cao không có nghĩa là công tác thu nợ càng hiệu quả vì doanh số thu nợ có thể lớn hơn doanh số cho vay nên làm cho hệ số thu nợ lớn do nợ từ những kỳ trước chưa thu hồi được cũng đẩy doanh số thu nợ trong kỳ tăng lên. Hệ số thu nợ chịu tác động của hai yếu tốt đó là doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Nhìn chung hệ số thu nợ của Ngân hàng khá cao nhưng lại có sự biến động. Năm 2010 hệ số thu nợ là 79,84% , năm 2011 là 79,38%, năm 2012 là 77,05% và 6 tháng đầu năm 2013 là 93,54%. Năm 2010, cứ 100 đồng đem cho vay Ngân hàng thu lại được 79,84 đồng và đến năm 2011 cứ 100 đồng đi cho vay Ngân hàng lại thu về được 79,38 đồng, sang năm 2012 Chi nhánh lại thu về được 77,05 đồng khi cho vay 100 đồng. Hệ số thu nợ của ngân hàng giảm trong năm 2011 là do các khoản cho vay trung và dài hạn tăng lên, mặt khác các khoản vay đến hạn chưa thu hồi được đã làm giảm hệ số thu nợ nhưng không đáng kể. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì đạt thu nợ 93,54 đồng khi cho vay 100 đồng. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng qua các năm đều đạt kết quả tốt. Đạt được điều đó chính là nhờ các cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định dự án, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách
54
hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn do đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động Ngân hàng.
4.5.3 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân t ên tổng dư nợ cá nhân
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng cá nhân của Ngân hàng một cách rõ rệt, giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên nhìn chung ta thấy chỉ số này giảm dần qua các năm. Cụ thể là năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 5,08%, năm 2011 giảm xuống 2,07%, sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 2,60% và 6 tháng đầu năm 2013 là 2,06%.
Khoản mục tín dụng cá nhân không phản ánh được hết chất lượng tín dụng của ngân hàng nhưng thông qua đó ta có thể thấy tình hình nợ xấu đang diễn biến tốt và có chiều hướng tăng lên, đặc biệt trong năm 2010 tỷ lệ nợ xấu cá nhân là 5,08% vượt mức khuyến khích 3% theo thông lệ quốc tê, điều này chứng tỏ Ngân hàng chưa có những biện pháp đúng đắn trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng cá nhân. Trong năm 2010 nợ xấu tăng cao như vậy là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho kinh doanh của người dân không đem lại lợi nhuận như mong đợi, khách hàng không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng. Và việc tập trung cho vay quá nhiều vào hoạt động đầu tư chứng khoán và bất động sản đã khiến Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay được thể hiện qua con số nợ xấu cá nhân có dấu hiệu tăng trong năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên nợ xấu cá nhân vẫn là con số nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến tình hình chung của ngân hàng. Trong thời gian qua, do áp lực về doanh số nên có sự sai sót và thiếu chặt chẽ trong việc kiểm soát hồ sơ tín dụng của khách hàng, trong thời gian tới ngân hàng cần khắc phục những hạn chế này nhằm phát triển hơn nữa mảng cho vay khách hàng cá nhân.
4.5.4 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân t ên tổng nợ xấu
Đây là chỉ tiêu xác định tỷ trọng nợ xấu cá nhân trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì cho thấy chất lượng tín dụng cá nhân của Ngân hàng càng kém. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng nợ xấu cá nhân chiếm một tỷ lệ lớn, cụ thể là năm 2010 nợ xấu cá nhân chiếm tỷ trọng 35,66%; năm 2011 tăng lên 54,48% và năm 2012 là 51,90%; chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 thì con số này đã đạt 23,80%. Đây là những con số đáng báo động trong mảng tín dụng cá nhân của chi nhánh. Ngân hàng cần đề ra những biện pháp tích cực và chặt chẽ hơn nữa trong công tác quản lý nợ xấu đặc biệt là nợ xấu cá nhân. Nợ xấu chiếm một tỷ trọng lớn như trên không hẳn là thuộc về lỗi trễ hạn của khách hàng mà một phần cũng là vì sự khó khăn của nền kinh tế chung, người dân làm ăn không hiệu quả, không có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Sự phối hợp giữ ý thức trả nợ đúng hạn của khách hàng cùng những động tác hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cải thiện nợ xấu cá nhân trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Trong thời gian tới ngân hàng cần xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hỗ trợ thiết thực hơn nữa trong công tác thanh toán nợ vay của khách hàng
55
4.5.5 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng qua các năm ngày càng giảm. Năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 2,09 vòng, năm 2011 là 1,53 vòng, năm 2012 là 1,70 vòng và 6 tháng đầu năm 2013 vòng quay vốn tín dụng là 0,93 vòng. Nguyên nhân là do tốc tộ tăng của doanh số thu nợ chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân nên làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Bên cạnh đó các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi của Ngân hàng tương đối lớn nên làm cho dư nợ trong thời gian này tăng cao góp phần làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Vòng quay vốn tín dụng còn thể hiện chính sách tín dụng của Ngân hàng là thiên về cho vay ngắn hạn hay trung và dài hạn. Qua bảng số liệu trên, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng ngày càng nhỏ chứng tỏ ngân hàng đang dần cân bằng cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn góp phần cân đối hoạt động sử dụng vốn và tính ổn định của nguồn vốn trong ngân hàng.
56
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG C O HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG
VIỆT NAM – CẦN THƠ
5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM – TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM – CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
5.1.1 Những mặt ạt ược
Nằm ở trung tâm của Thành phố Cần Thơ, lại có cơ sở hạ tầng khang trang, thể hiện được diện mạo bề thế của Ngân hàng, cùng với uy tín, thương hiệu, tính thích hợp của sản phẩm và mạng lưới phân phối trải rộng, có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, thái độ phục vụ niềm nở, ân cần, lịch sự, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ đã đạt được những thành tích trong hoạt động tín dụng cá nhân:
- Về cho vay tăng liên tục qua các giai đoạn. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn được Ngân hàng quan tâm nên luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng liên tục, công tác thu nợ cũng đạt kết quả khá tốt, đặc biệt là năm 2011 tăng 22,35% so với năm 2010. Song song đó tình hình dư nợ cũng ngày càng tăng, cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng đạt hiệu quả khá cao. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ngân hàng vẫn giữ được thị phần, giữ được khách hàng truyền thống đồng thời phát triển thêm mối quan hệ với nhiều khách hàng mới, uy tín.
- Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực thương mại – dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ thực hiện đa dạng hóa các đối tượng đầu tư và phân tán rủi ro trong thời gian tới.Với một tương lai không xa Ngân hàng sẽ phát huy mọi khả năng sẵn có của mình để tăng trưởng tín dụng, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực.
- Ngân hàng thường xuyên tham gia vào những chương trình vì mục đích xã hội như: quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hỗ trợ người nghèo… nhằm giới thiệu và đưa Ngân hàng đến gần người dân hơn. Những hoạt động trên cũng góp phần giới thiệu hình ảnh Ngân hàng đến đông đảo người dân, nâng cao uy tín, hiệu quả huy động vốn và hoạt động cho vay của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ.
- Sự nỗ lực của cán bô tín dụng, tích cực trong công tác thu nợ và đôn đốc của Ban lãnh đạo chi nhánh đã góp phần làm nâng cao hiệu quả thu nợ, doanh số thu nợ luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
57
5.1.2 Hạn chế
- Ngân hàng chỉ chú trọng đến cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chưa được đáp ứng nhiều. Do đó, Ngân hàng vẫn chưa khai thác được tiềm năng của thị trường vốn ở địa phương.
- Tỷ lệ dư nợ cá nhân trên tổng vốn huy động giảm chứng tỏ nguồn vốn huy động chưa sử dụng hết cho hoạt động cho vay cá nhân. Trong những năm tới Ngân hàng cần tăng tỷ lệ này ở mức hợp lý hơn.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng luôn tăng nhanh trong những năm qua nhưng bên cạnh đó nợ xấu của Ngân hàng vẫn tăng mạnh,nợ xấu vượt mức an toàn 3% mà Ngân hàng Nhà nước khuyến khích điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng tại ngân hàng chưa thật sự tốt. Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác thẩm định hồ sơ vay cũng như mục đích vay của khách hàng để có quyết định giải ngân chính xác hơn trong thời gian tới.
- Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ đang có dấu hiệu giảm dần. Trong khi đó, cho vay ngắn hạn ở Ngân hàng luôn trên 90% và luôn tăng trong thời gian qua, lẽ ra vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ không thể giảm. Qua đó cho thấy công tác thu hồi nợ đang có vấn đề và chưa thật sự tốt.
- Ngoài ra những yếu tố khách quan như lạm phát, giá xăng dầu tăng cao, tình hình kinh tế biến động và sức ép lãi suất từ phía Ngân hàng Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng.
Để khắc phục những hạn chế trên, em xin đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng trong thời gian sắp tới.
5.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG C O CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM – CẦN THƠ
5.2.1 Đối v i công tác cho vay
Hiện nay trong cơ cấu cho vay cá nhân thì cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn. Vì thế Ngân hàng cần chú trọng hơn mảng tín dụng trung và dài hạn để có thể khai thác hết tiềm năng của thị trường mình đang có.
Vì vậy để tăng doanh số cho vay ở tất cả các mục đích cũng như các loại thời hạn đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Cải tiến quy trình cho vay, rút ngắn thời gian từ khi khách hàng đến nộp đơn xin vay đến lúc được giải ngân càng ngắn càng tốt, đi kèm với những thủ tục đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ sẽ có tác động rất lớn đến tâm lý khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.
- Mở rộng đối tượng cho vay không nên tập trung cho vay vào một số đối tượng chính, truyền thống, khách hàng có uy tín đã giao dịch trong thời gian dài nhưng bên cạnh đó cũng phải kết hợp công tác lựa chọn khách hàng để tránh gây tổn thất sau này.
- Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ
58
nhu cầu của khách hàng mà pháp luật không cấm. Ưu đãi về lãi suất cho vay, sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt hơn. Chẳng hạn đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả, hoàn trả nợ vay đúng hạn khi có thêm nhu cầu về vốn thì nên áp dụng mức lãi suất mềm hay thấp hơn mức lãi suất thông thường. Đây cũng là biện pháp góp phần làm cho Ngân hàng giữ được khách hàng hiện tại.
- Đa dạng hình thức tín dụng: Ngân hàng có thể mở rộng dịch vụ bảo lãnh, thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chiết khấu giấy tờ có giá, đi kèm theo đó là dịch vụ tư vấn cho các khách hàng muốn thiết lập dự án, hồ sơ vay vốn, tư vấn về mặt kế toán, hệ thống sổ sách một cách minh bạch và chính xác. Điều này không những giúp cho chi nhánh cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng, tạo uy tín vững chắc cho ngân hàng, tăng được nguồn thu cũng như phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân.
- Cho vay nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và không đầu tư một lượng vốn quá lớn vào một số ít khách hàng hay một số ít đối tượng ngành nghề, lĩnh vực… Từ đó hạn chế sự chênh lệch tỷ trọng giữa các mục đích sử dụng vốn, hay ở các loại thời hạn tín dụng. Bằng cách tăng cường tìm kiếm khách hàng vay. Qua đó một phần có thể hạn chế rủi ro, phân tán rủi ro và cũng góp phần làm tăng trưởng tín dụng.
- Tăng cường hơn nữa các công tác quảng cáo, hoạt động từ thiện nhân đạo nhằm đưa tên tuổi Ngân hàng đến gần với người dân hơn đặc biệt sau lần đổi tên này thì cái tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam vẫn còn rất xa lạ đối với người dân.
5.2.2 Đối v i công tác thu nợ
Để công tác thu nợ đạt kết quả tốt và duy trì kết quả đạt được trong những năm tiếp theo cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Cần phân nhóm khách hàng cá nhân thành những nhóm nhỏ để dễ tiến hành giám sát, phân công theo dõi quá trình sử dụng vốn, theo sát hoạt động kinh doanh của khách hàng và theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Đối với khoản nợ quá hạn, khó đòi tùy tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn, khi đó Ngân hàng có thể cho vay thêm khoản vay này trong một khoảng thời gian nhất định để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
- Ngân hàng phải tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó đòi, nợ tồn đọng kéo dài.
- Đại bộ phận người dân ở địa phương thường dựa vào sự phán đoán và trí nhớ của mình để nhớ thời gian trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, trong sổ vay