Khảo sát hiện trạng.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên nước ở sông ba thị xã an khê, tỉnh gia lai và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 53 - 56)

- Đối với nước thải từ khu dân cư lân cận cách điểm rò rĩ nguồn nước

2.2.1.Khảo sát hiện trạng.

Thời gian quá, nhân dân địa phương và các phương tiện thơng tin đại chúng đã phản ánh nhiều về tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước sơng Ba, nhất là đoạn chảy qua thị xã An Khê. Tình hình ơ nhiễm mơi trường sơng Ba xảy ra nghiêm trọng. Nước ở nhiều đoạn sơng Ba bị ơ nhiễm, có màu đen và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sinh

hoạt, sức khỏe và sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Mặt khác, ơ nhiễm nguồn nước sơng Ba gây yếm khí làm chết một số lồi thủy sinh trong sông Ba.

- Theo sát ý kiến của một số người dân sống tại ven sông Ba, họ cho rằng mấy năm gần đây, từ khi có các nhà máy cơng nghiệp mọc lên hai bên bờ sơng tình trạng ơ nhiễm mơi trường trên dòng sơng Ba đã làm cho cá chết hàng loạt, dịng sông bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

- Đặc biệt hơn, người dân sông dọc hai bên bờ sông không tài nào chịu nổi, ngồi trong nhà cũng phải đeo khẩu trang chứ không thể chịu được bởi mùi hôi thối từ dịng sơng bốc lên lan rộng cả vùng.

- Vào mùa khơ, nắng gắt, dưới sơng hầu như khơng cịn dịng chảy, chỉ đọng lại những vũng nước đặc quánh, đen ngòm, bãi đá trơ ra ở đáy sơng.

Sơng Ba ơ nhiễm có nhiều ngun nhân:

- Một phần sông Ba ô nhiễm là do ý thức của người dân chưa cao, nước thải, rác thải sinh hoạt của nhân dân thải trực tiếp xuống sông Ba không qua xử lý, xác động vật chết thả xuống sơng…

- Trong đó ngun nhân chính là nước thải từ các nhà máy đường, chế biến tinh bột sắn, sản xuất ván ép…chưa xử lý triệt để nhưng xả thẳng ra sông.

- Thủy điện An Khê – Kanak chặn dịng tích nước trên thượng nguồn cũng là một nguyên nhân khiến sơng Ba ơ nhiễm. Vì dịng chảy sơng Ba khơng đạt được “Dịng chảy tối thiểu” nên việc chặn dòng ở thượng nguồn như vậy khiến dịng sơng mất khả năng tự làm sạch, lịng sơng bị khơ cạn khiến nước thải đọng lại, đậm đặc, bốc mùi hôi thối.

Theo khảo sát, kết quả kiểm nghiệm, phân tích cho thấy mẫu nước thải của các nhà máy xả ra sơng Ba có nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước thải công nghiệp từ 1,7 đến 5,4 lần. Đặc biệt, các mẫu nước mặt trên sông Ba đoạn dưới khu vực xả thải của các nhà máy có gần 10 chỉ tiêu vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cụ thể như: Mẫu nước thải lấy tại đầu ra hệ thống nước thải tập trung của Nhà máy Đường An Khê trước khi thải ra sơng Ba có chỉ tiêu coliform (vi sinh) vượt 1,7 lần; mẫu nước thải rò rỉ từ hệ thống nước thải tập trung, nước thải sinh hoạt của Công ty TNHH VEYU và nước thải từ khu dân cư lân cận (với lưu lượng khoảng từ 5 đến dưới 10m3/ngày có 4/11 chỉ tiêu phân tích vượt QCVN 24:2009/BTNMT, trong đó hàm lượng BOD5 (nhu cầu ơxy sinh hóa) vượt 2,5 lần, COD (nhu cầu ơxy hóa học) vượt 1,8 lần, coliform (vi sinh) vượt 5,4 lần, xyanua vượt 3,1 lần. Qua kết quả phân tích mẫu nước mặt tại sơng Ba và các nhánh suối đổ vào sông này cũng cho thấy kết quả không mấy khả quan. Mẫu nước mặt tại vị trí cách cầu sơng Ba khoảng 1 km về phía hạ lưu, thuộc phường Tây Sơn (thị xã An Khê), lượng BOD5 ở cột A1 (dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động vật thủy sinh) vượt 1,5 lần so với quy chuẩn quy định; mẫu nước mặt tại sông Ba dưới nguồn nước thải của Công ty TNHH VEYU khoảng 50 mét, ở cột A2 lượng DO (ơxy hịa tan) thấp hơn 2,6 lần, BOD5 vượt 9,6 lần, COD vượt 5,7 lần, Phosphat vượt 4,7 lần...

Kết quả kiểm tra tại một số vị trí quan trắc nước sơng Ba và nước thải một số cơ sở sản xuất kinh doanh lân cận thải ra sông Ba cho thấy dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ (COD; BOD5), ô nhiễm dinh dưỡng (Amoni, Phosphat), vi sinh (Coliform), dầu mỡ, hàm lượng ôxy hòa tan (DO) trong nước giảm, không đảm bảo cho mục đích sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh và tưới tiêu thủy lợi.

Các nhà máy trên địa bàn thị xã An Khê xả nước thải trực tiếp vào sông Ba mà không đạt chuẩn. Mặc dù cơ quan chức năng đã xử phạt nhưng tình hình vẫn khơng được khắc phục.

Người dân nội ô thị xã An Khê chủ yếu sử dụng nước máy của Nhà máy Nước An Khê, lấy từ sơng Ba. Với tình hình ơ nhiễm trầm trọng như hiện nay, nhiều khả năng sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Ơ nhiễm nguồn nước và khơng khí từ sơng Ba đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng tại địa phương. Nếu các cơ quan chức năng không xử lý rốt ráo vụ việc, chắc chắn hàng ngàn hộ gia đình ở thị xã An Khê phải trở lại việc đào giếng để lấy nước dùng.

2.2.1.1. Kết quả phân tích các mẫu nước tại sơng Ba và các nhánh suối đổ vào sông Ba:

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên nước ở sông ba thị xã an khê, tỉnh gia lai và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 53 - 56)