Các nguồn gây ơ nhiễm.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên nước ở sông ba thị xã an khê, tỉnh gia lai và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 28 - 35)

Có nhiều loại nguồn gây ơ nhiễm nước (kể cả nguồn nước mặt lẫn nước ngầm) tất cả đều do hoạt động sản xuất của con người cũng như sinh hoạt của con người tạo nên. Có thể khái quát làm hai loại nguồn gây ô nhiễm cơ bản là:

1.2.6.1. Nước thải sinh hoạt

Bao gồm nước thải từ: - Các hộ gia đình - Khách sạn - Trường học - Cơ quan

- Doanh trại quân đội - Bệnh viện

- Có hàm lượng cao chất hữu cơ không bền vững dễ phân hủy sinh học như carbonhydrat, protein, mỡ.

- Các chất dinh dưỡng (Phosphat, nitơ) - Nhiều vi trùng

- Nhiều chất rắn và mùi...

Qua nhiều nghiên cứu khảo sát, người ta đã đưa ra được một số khối lượng chất thải của một người trong 1 ngày khi sử dụng từ 80-300 lít nước/ngày như sau (Theo nguồn: SJ Arceivala 1985).

BOD5 45 - 54 gam/người x ngày COD 1,6 - 1,9 x BOD5

Tổng chất rắn 170 – 220 Chất rắn lơ lửng 70 – 145

Rác vô cơ (d > 0,2 mm) 5 – 15 Dầu mỡ 10 – 30

Kiềm (theo CaCO3) 20 – 30

Clo 4 – 8

Tổng nitơ (theo N) 6 – 12 Nitơ hữu cơ 0,4 x tổng N Amoni tự do 0,6 x tổng N

Phospho vô cơ 0,7 x tổng P Phospho hữu cơ 0,3 x tổng P Kali (theo K2O) 2,0 x 6,0

Tổng số vi khuẩn 109 - 1010 trong 100ml nước thải Coliform 106 - 109

Fecal Streptococci 105 - 106 Salmonella typhosa 10 - 104 Đơn bào 103 Siêu vi trùng 102 - 103

Từ những số liệu trên, chúng ta có thể tham khảo để tính ra tổng tải lượng các tác nhân gây ô nhiễm cho một khu dân cư hay một vùng đơ thị nào đó, từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm và cũng làm căn cứ để thiết kế kích thước hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, đây chỉ là những trị số trung bình có tính chất tham khảo. Trong thực tế căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, mức sống cụ thể từng nơi mà tính tốn cho đúng.

Những số liệu dưới đây do các nhà khoa học môi trường Israel thống kê về những tác nhân ô nhiễm trong nước thải giữa các vùng dân cư đô thị và nông thôn để chúng tat ham khảo.

Bảng 1.4: Tác nhân ô nhiễm trong nước thải giữa các vùng dân cư đô thị và nông thôn Vùng đô thị (gam/người x ngày) Vùng nông thôn (gam/người x ngày) Nitơ (theo N) Kali (theo K) Phospho (theo P) Clo Bo Natri Tổng độ cứng (theo CaCO3) Tổng chất rắn tan Độ dẫn điện (miliho/cm) Tỷ số hấp thụ natri (meq/l) 5,18 2,12 0,68 0,54 0,04 0,60 2,50 40,0 600 2 7,0 3,22 1,23 14,65 0,06 14,75 6,25 78,0 470 1,5

(Nguồn: Con Người và Mơi Trường, PGS TS Hồng Hưng - 2005)

Ghi chú 1:

Độ dẫn điện phản ánh nồng độ ion hoặc chất vơ cơ hịa tan. Các muối hịa tan trong dung dịch tồn tại ở dạng ion và làm cho dung dịch có khả năng dẫn điện, khả năng dẫn điện phụ thuộc vào:

- Nồng độ các ion.

- Tính linh động và hóa trị các ion. - Nhiệt độ của dung dịch.

- Các chất vô cơ dẫn điện hơn các chất hữu cơ.

Để xác định độ dẫn điện, người ta đo điện trở và tính ra Ơm (Ohms).

Trị số nghịch đảo của Ôm (đơn vị điện trở) là mho, thế nhưng theo hệ thống đo lường quốc tế (SI) thì trị số nghịch đảo của Ơm là Simen và ký hiệu là S. Do đó, độ dẫn điện của nước cũng được biểu thị milisimen trên mét (MS/m) tương ứng với 10 mho/cm. Như vậy, mho/cm chia cho 10 sẽ là mS/m.

Ghi chú 2:

Số liệu thống kê vùng đô thị trên đây được tập hợp từ 62 đô thị của Israel (vùng đô thị 2,1 triệu dân với lượng nước sử dụng hàng ngày mỗi người là 100 lít).

Số liệu vùng nông thôn đã được tập hợp của 267 làng với số dân 96.880 người, lượng nước sử dụng hàng ngày mỗi người l250 lít (nước thải bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải của các trại chăn nuôi). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.6.2. Nước thải công nghiệp

Nước thải của các khu vực sản xuất bao gồm: - Nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất lớn. - Nước thải từ các cơ sở sản xuất nhỏ.

- Nước thải từ các khu vực giao thông vận tải...

Đặc điểm: Nước thải cơng nghiệp khơng có đặc điểm chung mà phải dựa vơ tính

chất cơng việc của từng xí nghiệp mà định. Ví dụ:

- Nhà máy làm acqui thì nước thải sẽ có acid, chì...

- Nhà máy chế biến sữa, thịt, đường, tôm đông lạnh, nước ngọt, rượu bia thì nước thải sẽ chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy.

- Nước thải nhà máy thuộc da, ngồi chất hữu cơ cịn nhiều kim loại nặng, sulfua…

Một đặc điểm cần chú ý là nước thải từ bất cứ một nhà máy xí nghiệp nào cũng đều bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt.

- Nước thải do sản xuất công nghiệp. - Nước thải do mưa.

Từ nhận thức đúng đó mới định đúng biện pháp xử lý nguồn nước thải trong khu vực sản xuất cơng nghiệp.Ví dụ dưới đây cho ta khái niệm về thành phần nước thải của một số ngành sản xuất công nghiệp.

Bảng 1.5: Thành phần nước thải của một số ngành sản xuất công nghiệp.

Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm trong

nước thải Nồng độ mg/l Chế biến sữa Lò mổ trâu bị Lò mổ heo Mổ tổng hợp Tổng chất rắn Chất rắn lơ lửng Nitơ hữu cơ Natri Canxi Kali Phospho BOD5 Chất rắn lơ lửng Nitơ hữu cơ BOD5 Chất rắn lơ lửng 4.516 560 73,2 807 112 116 59 1.890 820 154 996 717

Thuộc da Nitơ hữu cơ BOD5

Chất rắn lơ lửng Nitơ hữu cơ BOD5 Tổng chất rắn BOD5 Nacl Tổng độ cứng Sunlfua Protein Crơm 122 1.045 929 324 2.240 6.000 - 8.000 9.000 3.000 1.600 120 1.000 30 - 70

(Nguồn: Con Người và Mơi Trường, PGS TS Hồng Hưng - 2005) 1.2.6.3. Nước chảy tràn mặt đất.

Bao gồm:

- Do mưa rơi xuống.

- Mặt đất, đường phố, nhà cửa. - Đồng ruộng.

- Do nước tiêu (thải) từ các đồng ruộng.

Đặc điểm:

- Chứa nhiều chất rắn - Nhiều vi trùng

Kết quả: Tất cả nguồn nước bẩn đó đều kéo ra sơng suối hoặc thấm vào mạch

nước ngầm làm cho nguồn nước mặt hoặc mạch nước ngầm ô nhiễm.

1.2.6.4. Do những yếu tố tự nhiên.

Như sự lan truyền nước nhiễm phèn, nhiễm mặn. Sự lan truyền nước nhiễm phèn trên thực tế gây nhiều tác hại không những cho nguồn nước sinh hoạt mà cả cho nước sản xuất. Còn sự lan truyền nước nhiễm mặn thì khơng hồn tồn như nước nhiễm phèn, bởi vì khơng phải bất cứ loại thực vật nào cũng bị nước mặn làm hạn chế khả năng phát triển, ví dụ rừng ngập mặn chẳng hạn... Hoặc khơng phải bất cứ lồi thủy sinh nào cũng chết khi nước nhiễm mặn cho nên dù sự lan truyền mặn có xảy ra đi nữa thì tác hại của nó cũng khơng hồn tồn giống như nhiễm phèn.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên nước ở sông ba thị xã an khê, tỉnh gia lai và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 28 - 35)