KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.2 Những triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh đường tiêu hoá trên chó t ại Phòng mạch Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ
Các triệu chứng thường thể hiện khi xảy ra bệnh đường tiêu hoá là: sốt, bỏ ăn, lừ đừ, tiêu chảy, nôn, mất nước, suy nhược và một số triệu chứng phụ khác (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Trong quá trình thu thập các triệu chứng lâm sàng, chúng tôi đã thống kê được một số triệu chứng lâm sàng quan trọng và tần suất xuất hiện trong các ca bệnh tiêu hoá được trình bày qua Bảng 4.2
Bảng 4.2 Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở chó bị bệnh đường tiêu hoá Triệu chứng Số con Tỷ lệ (%)
Bỏ ăn 42 23,20
Bỏ ăn và nôn 42 23,20
Ăn ít (hoặc bỏ ăn), nôn, tiêu chảy 53 29,29 Bỏ ăn, nôn, tiêu chảy máu 44 24,31
Tổng 181 100
Qua Bảng 4.2 cho thấy hầu hết các bệnh đường tiêu hoá đều thể hiện các triệu chứng điển hình là ăn ít (hoặc bỏ ăn) nôn, tiêu chảy là triệu chứng đặc trưng của bệnh chiếm tỷ lệ 29,29%. Trước hết vì dạ dày và ruột là những cơ quan thực hiện những chức năng quan trọng của hệ tiêu hoá: dạ dày là nơi chứa thức ăn và tiêu hoá hoá học, còn ruột là nơi hấp thu chất dinh dưỡng và nước, thức ăn tại các cơ quan này dừng lại lâu hơn nên rất nhiều mầm bệnh theo yếu tố thức ăn, nước uống đã lưu trú ở dạ dày lâu hơn chờ cơ hội tác động gây bệnh nên dạ dày và ruột luôn là những cơ quan bị bệnh nhiều nhất. Mặt khác, theo Nguyễn Văn Biện (2001) do các tác nhân gây bệnh đường tiêu hoá (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) khi xâm nhập vào cơ thể chúng tiết ra độc tố gây viêm, phá hoại niêm mạc đường tiêu hoá, kích thích tăng co bóp làm chó nôn mửa và tiêu chảy. Còn theo Hồ Văn Nam (1982) và Vũ Triệu An (1991) thì nôn là trạng thái bệnh lý của dạ dày, khi
dạ dày bị kích thích quá mức làm xuất hiện phản xạ co bóp ngược để tống chất chứa trong dạ dày ra ngoài, còn tiêu chảy là tình trạng bệnh lý của ruột làm tăng nhu động, tăng tiết dịch, giảm hấp thu dẫn tới tăng số lần đại tiện, tăng thể tích và khối lượng phân. Như vậy, các ca bệnh vừa nôn vừa tiêu chảy là do bệnh ở cả dạ dày và ruột.
Các triệu chứng tiêu bỏ ăn, nôn, tiêu chảy máu chiếm 44 con (24,31%) trong tổng số 181 ca bệnh. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Minh Thành (2009) chiếm với tỷ lệ 38,18%. Điều này có thể do việc chăm sóc chó ngày càng được quan tâm hơn, các chủ nuôi chó chú ý hơn trong việc tiêm phòng bệnh và xổ giun định kỳ cho chúng.
Hình 4.1 Chó tiêu chảy có máumàu nâu đỏ
Ở các con bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng đơn lẻ thì tần suất xuất hiện triệu chứng bỏ ăn là (23,20%), tương đương với với triệu chứng nôn đi kèm bỏ ăn (23,20%).
Vìdạ dày là cơ quan quan trọng tiếp nhận thức ăn từ ngoài vào và ngoài chức năng tiêu hoá hoá học thì nó còn có thêm chức năng quan trọng nữa đó là tiêu hoá cơ học trong trường hợp chó ăn thịt động vật, ăn xương, ăn phải những vật bén nhọn thì khả năng dạ dày bị tổn thương là rất cao làm cho con vật không muốn ăn hoặc ăn rất ít, và vì vậy dạ dày dễ bị bệnh hơn nên nôn xuất hiện sớm hơn và nhiều hơn.
Hình 4.2 Chó buồn bã, kém vận động, nôn nhiều lần trong ngày