KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.5 Kết quả điều trị
Qua quá trình theo dõi, ghi nhận kết quả điều trị của từng nhóm bệnh theo các phác đồ tại Phòng mạch Trạm thú y, chúng tôi đã xác định được có 181 ca bệnh, trong đó có 106 ca theo dõi và có tỷ lệ khỏi bệnh được trình bày qua bảng sau đây:
Bảng 4.5 Tỷ lệ khỏi bệnh ở đường tiêu hoá của các phát đồđiều trị
Tên bệnh Số con theo dõi Số con khỏi Tỷ lệ khỏi (%)
Carré 4 2 50
Parvovirus 8 5 62,5
Ký sinh trùng 19 19 100
Rối loạn tiêu hoá 32 32 100
Bệnh chưa xác định được
nguyên nhân
43 43 100
Tổng 106 101 95,28
Từ các kết quả ở bảng trên chúng tôi nhận thấy tỷ lệ điều trị khỏi bệnh đối với những ca nghi Carré là thấp nhất (50%). Vì đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh tác động đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tiêu hoá, thần kinh, da và không có thuốc đặc hiệu nên làm cho con vật dễ suy kiệt và chết. Mặc khác, bệnh diễn biến hai thì và chủ nuôi thường chỉ mang con vật đi điều trị bệnh đã ở thời kỳ thứ 2, lúc này đã gây tổn thương nhiều cơ quan như viêm phổi nặng (chảy mũi xanh, khó thở,..), viêm xuất huyết dạ dày và ruột (nôn nhiều, tiêu chảy máu,…) nên hiệu quả điều trị thấp.
Những con nghi do Parvovirus có tỷ lệ khỏi bệnh là 62,5% có phần cao hơn so với bệnh Carré do bệnh tác động chủ yếu trên hệ tiêu hoá, đặc biệt gây tiêu chảy máu nghiêm trọng làm cho cơ thể con vật suy kiệt rất nhanh do mất nước và mất chất điện giải trầm trọng, nếu không kịp thời bổ sung nước và chất điện giải con vật rất dễ chết. Theo Phạm Sỹ Lăng và ctv (2006), virus Parvo
không tấn công trên hệ thần kinh như virus Carré nên tỷ lệ điều trị khỏi cao hơn so với bệnh Carré.
Tỷ lệ điều trị khỏi đối với các bệnh ký sinh trùng, rối loạn tiêu hoá và bệnh chưa xác định được nguyên nhân rất cao chiếm (100%).
Đối với nhóm bệnh ở hệ tiêu hoá chưa xác định được nguyên nhân với nguyên tắc điều trị chung là tích cực ngăn ngừa mất nước, mất điện giải, cung cấp năng lượng, phòng và chống viêm nhiễm trùng, điều trị triệu chứng (cầm nôn và tiêu chảy,…) và tăng cường sức đề kháng bằng các vitamin nên tỷ lệ khỏi bệnh cao.
Bệnh do ký sinh trùng thường do 2 nguyên nhân chính gây ra (giun móc và giun đũa), và thuốc mà chúng tôi sử dụng để điều trị (Virbamec) đều có tác động đặc hiệu trên cả 2 nguyên nhân này. Còn đối với bệnh rối loạn tiêu hoá, chúng tôi xác định chủ yếu là do chủ nuôi cho ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu, nên chỉ cần ngưng những loại thức ăn đó và kết hợp với thuốc kích thích tiêu hoá, vitamin là con vật đã có thể khỏi nhanh.
Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hoá theo phác đồ chiếm tỷ lệ cao với (95,28%). Tuy nhiên có đến 75/181 trường hợp chủ nuôi không đưa chó đến điều trị theo đúng liệu trình.
Hình 4.5 Trứng giun móc quan sát Hình 4.6 Trứng gium đũa quan sát trên kính hiển vi trên kính hiển vi
CHƯƠNG 5