Các vi khuẩn viêm ruột như: Salmonella, E.Coli, Clostridium,…Những vi khuẩn này phát triển trong niêm mạc đường tiêu hoá gây ra bệnh. Bệnh lây lan trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ. Các vi khuẩn cư trú ở đường tiêu hoá tăng nhanh số lượng, chúng tiết ra các men và độc tố gây viêm, phá hoại niêm mạc
đường tiêu hoá, kích thích tăng co bóp làm chó nôn mửa, tiêu chảy (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Bệnh do Salmonella Nguyên nhân
Do vi khuẩn thuộc giống Salmonella, Gram âm, họ Enterobacteriaceae
gây ra. Chó bị nhiễm khi ăn phải thức ăn có Salmonella hay tiếp xúc trực tiếp với con bệnh. Thỉnh thoảng có thể phân lập từ ruột già hay hạch manh tràng ruột ở những chó có mang trùng nhưng không thể hiện triệu chứng bệnh. Bệnh phát triển tuỳ thuộc vào dòng vi khuẩn, tuổi gia súc và những nhân tố tác động phụ khác (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn Salmonella tồn tại sẵn trong dạ dày của nhiều loài động vật, đặc biệt là động vật ăn thịt như chó và mèo, làm pH giảm thấp để tăng trưởng ở xa ruột non và kết tràng. Tại đó, vi khuẩn kích thích tế bào và phá vỡ niêm mạc.
Salmonella có thể bị cản trở tăng sinh do sự cạnh tranh từ hệ vi sinh vật
bình thường trong tế bào niêm mạc ruột và do sự biến dưỡng làm sản sinh các acid bay hơi của hệ vi sinh. Salmonella tấn công gây bệnh đường ruột và biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Lớp màng nhày ruột tiết dịch kết dính vi khuẩn làm vi khuẩn kích thích tiết độc tố trung gian của vi khuẩn bào mòn vi nhung mao của đỉnh tế bào ruột. Niêm mạc ruột thoái hoá, làm cho các lông nhung ngắn lại và kế tiếp là viêm lớp màng mỏng niêm mạc ruột và những kẻ hở của mô lỏng lẻo dẫn đến bộc phát bệnh. Sự tổng hợp Prostaglandin cục bộ gây viêm kích thích sự tăng tiết ở các tế bào hốc kết hợp với sự tích luỹ chất dịch trong lòng ruột. Khi đó
Smonelalla phá vỡ hàng rào niêm mạc và xâm nhập bên dưới mô, làm nhiễm
trùng máu cùng với sự sao chép xảy ra trong tế bào của hệ lưới nội mô trong gan, lách và hạch lâm ba. Kết quả là nội độc tố được sản sinh làm con vật bị sốt và gây tổn thương mạch máu (Quin và ctv., 1997).
Triệu chứng
Salmonella không gây bệnh phổ biến ở chó. Nhưng khi bệnh thì có thể
thấy các dạng như tiêu chảy cấp tính và kéo dài, hoặc nhiễm trùng huyết đặc trưng bởi bỏ ăn, sốt, nôn mửa, suy nhược trầm trọng và chết. Thường thấy nhất ở chó sơ sinh và những chó đã già hoặc bệnh xảy ra sau khi con vật mới vừa bệnh viêm dạ dày ruột (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác cần nuôi cấy vi trùng từ phân hoặc từ máu (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Phòng và trị bệnh
Không nuôi chó thả rong để tránh tiếp xúc với mầm bệnh (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh nhất là khi chó đã bị nhiễm trùng máu thì phải cho kháng sinh sớm. Cho ăn khẩu phần dễ tiêu, khi con vật bị tiêu chảy và ói mửa thì có thể truyền dịch (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Bệnh do vi khuẩn Clostridium Nguyên nhân
Vi khuẩn Clostridium spp là các trực khuẩn Gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đất, trong đường tiêu hoá của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất.
Clostridium spp có thể được phân lập từ những chó không bệnh. Nhưng
C. perfringens và C. difficile có thể gây ra bệnh trầm trọng ở chó (Nguyễn Văn
Biện, 2001).
Triệu chứng
C. perfringens có thể gây bệnh tiêu chảy có máu cấp tính hay tiêu chảy do
viêm ruột già mãng tính có màng nhày.
C. difficile thì ít thấy triệu chứng rõ ràng nhưng có thể gây suy nhược trầm
trọng, nôn mửa và viêm dạ dày ruột (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh do Clostridium là không dễ. Ở chó bệnh ta có thể nuôi cấy vi khuẩn từ phân để tìm C. perfringens hoặc phết kính phân có thể thấy nhiều bào tử của vi trùng (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Phòng trị bệnh
Bệnh do vi khuẩn nên việc điều trị bằng kháng sinh cho hiệu quả cao. Ngoài ra phải chăm sóc tốt, khẩu phần ăn phải nhiều xơ (Bùi Ngọc Hà, 2002).
Hạn chế để chó tiếp xúc với mầm bệnh.
Bệnh do vi khuẩn Campylobacter (Campylobacteriois) Nguyên nhân
Vi khuẩn Campylobacter thuộc họ Spirillaceae. Các loài Campylobacter
Vi trùng Campylobacter spp có thể được phân lập từ chó có triệu chứng bệnh và cả chó không có triệu chứng gì. Trong họ này thì C. jejuni là phổ biến hơn cả và nó thường được tìm thấy trong các trường hợp như gia súc bị tiêu chảy, gia súc non, bị stress, nuôi nhốt chật hẹp và kém vệ sinh, con vật bị những bệnh lý khác ở đường ruột (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Triệu chứng
Dấu hiệu phổ biến của bệnh là chó tiêu chảy như nước, có màng nhày, thỉnh thoảng còn có máu. Rất hiếm thấy bệnh gây các triệu chứng sốt, suy nhược, nôn mửa hoặc bỏ ăn (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Chẩn đoán
Tìm vi khuẩn trong phân hay làm kháng sinh đồ (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Phân lập và xác định vi khuẩn Campylobacter nuôi cấy trong môi trường chọn lọc ở môi trường vi hiếu khí, nhiệt độ 420C bằng các thử nghiệm sinh hoá học đặc trưng (Bộ Y Tế, 2006).
Điều trị
Bệnh thường tự giới hạn và ít khi thấy bệnh toàn thân mặc dù tiêu chảy có khi kéo dài. Điều trị bằng kháng sinh như Gentamycin, Streptomycin hoặc Penicillin kết hợp với chăm sóc tốt và cho ăn thức ăn dễ tiêu (Bùi Ngọc Hà, 2002).
Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira Nguyên nhân
Do xoắn khuẩn Leptospira gây ra. Là bệnh chung giữa người, gia súc và các loài động vật hoang dã. Loài gậm nhấm là con vật mang trùng nguy hiểm và lâu dài. Bệnh nhẹ trên chó trưởng thành (Phạm Ngọc Thạch, 2006).
Triệu chứng: bệnh gồm có nhiều thể
+ Thể cấp tính: sốt trong thời gian ngắn, viêm dạ dày ruột xuất huyết, viêm loét miệng, đôi khi vàng da và xuất hiện triệu chứng thần kinh.
+ Thể xuất huyết: thường xảy ra ở chó trưởng thành, sốt cao 40-410C sau đó giảm xuống 37-380C, hai chân yếu, sung huyết kết mạc mắt, bỏ ăn, khó thở, khát nước, có khi nôn mửa, niêm mạc miệng có sung huyết sau đó hoại tử, miệng thở ra có mùi hôi. Thời kì sau con vật nôn ra máu, tiêu chảy phân có máu, có những chấm xuất huyết ở da bụng, suy kiệt và chết.
+ Thể vàng da: bệnh thường xảy ra ở chó con, bệnh phát triển từ từ cho đến khi vàng da, thân nhiệt lúc đầu cao, đến khi xuất hiện vàng da thân nhiệt hạ xuống thấp, trong một số trường hợp bệnh xảy ra chết đột ngột (Phạm Ngọc Thạch, 2006).
Điều trị
Có thể sử dụng kháng sinh Tetracycline, Thiamphenicol, Streptomycin, rửa xoang miệng bằng thuốc tím loãng hay Iod glycerin. Chăm sóc tốt, truyền dịch khi cần thiết (Phạm Ngọc Thạch, 2006).