VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ (Trang 47 - 52)

3.1 Nội dung

Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó tại Phòng mạch Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, phân loại bệnh về đường tiêu hoá thường gặp trên chó: bệnh do Parvovirus, bệnh Carré, bệnh do ký sinh trùng, do rối loạn tiêu hoá và các bệnh chưa rõ nguyên nhân.

Theo dõi kết quả điều trị bệnh đường tiêu hoá trên chó.

3.2 Phương tiện nghiên cứu3.2.1 Thời gian nghiên cứu 3.2.1 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 29/8/2013 đến 3/11/2013.

3.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Tại Phòng mạch Trạm Thú y liên quận Ninh kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ.

3.2.3 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả những chó được mang đến khám và điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú y trong suốt thời gian nghiên cứu không phân biệt giống, giới tính, lứa tuổi.

3.2.4 Dụng cụ nghiên cứu

Ống tiêm, cân, nhiệt kế, bông gòn, ống nghe, bàn khám, cồn, kính hiển vi, nước muối bão hoà, lame, lamen, dây cố định chó, dụng cụ truyền dịch,…

3.2.5 Các thuốc dùng trong chẩn đoán và điều trị

Thuốc điều trị: Multibio, Atropin, Canlamin, Vimekat, Vitamin B6, Vitamin K, Cevita 500, Glucose 5%, Glucose 30%, Lactate ringer, Hematopan, Biodyl, Carbogas nhỏ, Sybtyl, Virbamec L.A.

3.3 Phương pháp nghiên cứu3.3.1 Lấy thông tin về con vật 3.3.1 Lấy thông tin về con vật

Mục đích

Thu thập thời gian con vật mắc bệnh, từ đó có thể xác định tính chất bệnh (nặng hay nhẹ) và mức độ quan tâm chăm sóc của chủ vật nuôi.

Thông qua việc hỏi bệnh ta thu được những thông tin liên quan đến con vật và tìm hiểu về bệnh sử của con vật. Bằng cách đặt câu hỏi với người chủ nuôi hay người mang chó đến phòng khám bệnh về các triệu chứng và tất cả các vấn

đề liên quan đến chó như: giống chó, độ tuổi, giới tính, tình trạng tiêm phòng (chó đã được tiêm phòng hay chưa? Nếu có thì đã tiêm phòng những bệnh gì? Cách nay bao lâu?), có tẩy giun sán định kỳ hay không? Thời gian mắc bệnh?.

Các biểu hiện bệnh lý như: tình trạng ăn uống, nôn (số lần nôn trong ngày, tính chất dịch nôn, số lượng?), tiêu chảy (số lần đi phân, tính chất phân, số lượng phân, màu sắc phân?), triệu chứng hô hấp (ho, chảy mũi, chảy ghèn).

Có điều trị ở đâu chưa? Kết quả điều trị?

3.3.2 Chẩn đoán lâm sàng

Quan sát tổng thể: mập hay ốm, lanh lợi hay buồn bã, xem niêm mạc mũi

bóng ướt hay khô.

Kiểm tra từng phần

+ Kiểm tra lông: khi bệnh lông xù lên, rụng nhiều, đôi khi lông bị bết lại. + Kiểm tra da: da nhăn nheo, khô, trên da có thể có những tổn thương (xung huyết, xuất huyết, lở loét, mụn mủ,…). Độ dài đàn hồi của da cũng giúp ta xác định mức độ mất nước của cơ thể.

+ Đo thân nhiệt: giúp ta phân biệt chó bệnh nặng hay nhẹ, xác định được tính chất và mức độ bệnh, chẩn đoán, phân biệt, xác định.

Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt ở trực tràng (hậu môn) mỗi ngày, mỗi lần đo 1-2 phút. Chỉ tiêu xác định con vật có sốt hay không.

+ Kiểm tra niêm mạc mắt: dùng ngón trỏ và ngón cái hoặc hai tay hai bên phanh rộng mí mắt thì thấy niêm mạc.

Chỉ tiêu xác định sự thay đổi bệnh lý màu sắc của niêm mạc: bình thường cơ thể khoẻ mạnh niêm mạc mắt có màu hồng nhạt và không thấy được các mao quản lớn. Lúc bệnh có thể có sự thay đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo.

+ Kiểm tra bụng: bằng cách quan sát, sờ nắn thành bụng.

+ Kiểm tra phân: khám phân rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh ở đường tiêu hoá.

3.3.3 Chẩn đoán cận lâm sàng

Kiểm tra phân bằng phương pháp Willis với dung dịch nước muối bão hoà (phương pháp phù nổi).

Lấy phân: dùng tăm bông gòn để lấy phân. Sau đó cho phân vào lọ penicillin có chứa sẵn dung dịch nước muối bão hoà (khoảng 2/3 lọ), khuấy và lắc đều.

Cho tiếp nước muối bão hoà vào cho đầy lọ penicillin. Lấy lamen đậy lên miệng lọ penicillin, để yên 15-20 phút.

Sau đó lấy lamen ra đậy lên lame rồi kiểm tra dưới kính hiển vi, vật kính 10.

Chỉ tiêu: tìm trứng giun đũa, giun móc. Xác định tỷ lệ nhiễm giun móc, giun đũa

Số mẫu nhiễm

Tỉ lệ nhiễm (%) = × 100

Số mẫu kiểm tra

3.3.4 Phương pháp điều trị bệnh

Nếu tiêu chảy hoặc nôn mửa nhiều gây mất nước thì tiến hành truyền dịch. Cầm nôn, cầm tiêu chảy.

Chống nhiễm trùng đường tiêu hoá, hô hấp.

Nếu tiêu chảy hoặc nôn mửa ra máu thì phải cầm máu, chống xuất huyết. Nếu do nhiễm giun thì tiến hành tẩy giun (1 lần).

Dùng các thuốc trợ sức, trợ lực.

Tuỳ theo kết quả chẩn đoán sẽ có liệu pháp điều trị cho từng bệnh. Tuỳ theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ có thể hướng dẫn cách chăm sóc điều trị tại nhà hay đem đến Phòng mạch Trạm Thú y mỗi ngày.

3.3.5 Chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ bệnh đường tiêu hoá trên chó.

Các triệu chứng lâm sàng phổ biến trên chó bệnh đường tiêu hoá tại Phòng mạch Trạm Thú y.

Các trạng thái, màu sắc phân thuờng gặp trên chó bệnh đường tiêu hoá. Các bệnh phổ biến thường gặp trên chó bệnh đường tiêu hoá: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh do ký sinh trùng, bệnh do rối loạn tiêu hoá và các bệnh chưa rõ nguyên nhân.

3.4 Một số phác đồ điều trị bệnh đường tiêu hoá của chó tại Phòng mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ

Qua quá trình thực tập tại Phòng Mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ tôi nhận thấy có một số phác đồ điều trị các bệnh đường tiêu hoá được sử dụng phổ biến.

Dựa vào các biểu hiện triệu chứng lâm sàng chúng tôi đã phân loại các bệnh tiêu hoá ở chó theo 3 nhóm bệnh chính, mỗi nhóm bệnh được sử dụng phát đồ điều trị riêng và được trình bày qua các bảng sau:

Bảng 3.1 Phác đồ I điều trị bệnh rối loạn tiêu hoá

Thuốc điều trị Liều dùng Đường cấp thuốc Số lần/ngày Liệu trình

Multibio 1ml/5kg P Tiêm bắp 1 Atropin 1ml/5-7,5kg P Tiêm dưới da 1

Vitamin B6 1ml/5kg P Tiêm dưới da 1 3-5 ngày Vime kat 1ml/5kgP Tiêm dưới da 1

Sybtyl 5mg/con Cho uống 2

Bảng 3.2 Phác đồ II điều trị các bệnh Carré, bệnh do Parvovirus và các bệnh viêm dạ dày ruột chưa rõ nguyên nhân

Thuốc điều trị Liều lượng Đường cấp thuốc Số lần/ngày

Liệu trình Dịch truyền:

Glucose 5% 25ml/kg P Truyền tĩnh mạch 1 Lactate ringer 10-25ml/kg P Truyền tĩnh mạch 1

Kháng sinh:

Multibio 1ml/5kg P Tiêm bắp 1

Các thuốc khác:

Cevita 500 1ml/5kg P Tiêm dưới da 1

Vitamin K 1ml/10kg P Tiêm dưới da 1 5-7 ngày Vitamin B6 1ml/5kg P Tiêm dưới da 1

Atropin 1ml/5-7,5kg P Tiêm dưới da 1 Vime kat 1ml/5kg P Tiêm dưới da 1 Hematopan 1ml/10kg P Tiêm tĩnh mạch 1 Biodyl 1ml/10kg P Tiêm tĩnh mạch 1 Glucose 30% 1 ống/con Tiêm tĩnh mạch 1 Sybtyl 5mg/con Cho uống 2

Bảng 3.3 Phác đồ III điều trị bệnh ký sinh trùng

Thuốc điều trị Liều dùng Đường cấp thuốc Số lần/ngày Liệu trình

Multibio 1ml/5kg P Tiêm bắp 1 Atropin 1ml/5-7,5kg P Tiêm dưới da 1 Vitamin B6 1ml/5kg P Tiêm dưới da 1

Canlamin 1ml/5kg P Tiêm dưới da 1 4-6 ngày Virbamec L.A Cevita 500 1ml/33kg P 1ml/5kg P Tiêm dưới da Tiêm dưới da 1 1 Carbogas nhỏ 1viên/2kg Cho uống 1 Subtyl 5mg/con Cho uống 2

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)