KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình bệnh đường tiêu hoá của chó tại Phòng mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ
Trong thời gian thực hiện đề tài từ ngày 29/08/2013 đến ngày 03/11/2013 tại Phòng mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ. Qua hỏi bệnh và khám lâm sàng trên tổng số 391 ca bệnh, chúng tôi thu được một số kết quả về tình hình bệnh đường tiêu hoá chó được trình bày qua bảng sau đây:
Bảng 4.1 Tình hình bệnh đường tiêu hoá của chó tại Phòng mạch Trạm thú y Cần Thơ
Loại bệnh Số con Tỷ lệ (%)
Bệnh đường tiêu hoá 181 46,29
Bệnh đường hô hấp 14 3,58
Bệnh về da 86 21,99
Bệnh về mắt 31 7,93
Các bệnh khác 79 20,21
Tổng 391 100
Qua Bảng 4.1, cho thấy trong số 391 chó bệnh mang đến điều trị, số con bệnh về đường tiêu hoá là nhiều nhất (181 con) chiếm tỷ lệ cao 46,29%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Hoàng Minh (2010) khảo sát tại Phòng mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ số ca bệnh đường tiêu hoá là (388 ca) trong tổng số (826 ca bệnh) chiếm tỷ lệ 46,97%. Và so với kết quả nghiên cứu của Phạm Mỹ Hạnh (2009) khảo sát tại một số cơ sở thú y Cần Thơ, bệnh đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ 38,09% cho thấy kết quả của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn.
Vì đường tiêu hoá là một hệ thống mở tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài cơ thể như thức ăn, nước uống,…Bên cạnh đó do chó là loài vật ăn thịt có thể ăn thịt sống, có khi ăn cả xác chết, nội tạng súc vật, cá, xương cứng bén
nhọn, những thức ăn kém vệ sinh,…dễ mang theo mầm bệnh vào cơ thể chó qua đường tiêu hoá (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Ngoài ra do tập quán nuôi thả rong nên chó thường đi phân bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và là nguyên nhân làm bệnh lây lan dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh đường tiêu hoá thường cao hơn các bệnh khác (Trương Minh Quân, 2007).
4.2 Những triệu chứng lâm sàng thường gặpở bệnh đường tiêu hoá trên chó tại Phòng mạch Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ