Kết quả định bệnh qua chẩn đoán lâm sàng

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ (Trang 56 - 59)

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.4 Kết quả định bệnh qua chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào kết quả thu thập, phân tích các triệu chứng lâm sàng, chúng tôi đã chẩn đoán được một số bệnh ở đường tiêu hoá của chó như sau:

Bảng 4.4 Kết quả chẩnđoán các bệnh đường tiêu hoá của chó

Triệu chứng lâm sàng Số con Tỷ lệ (%) Tên bệnh

Bỏ ăn, sốt kéo dài (39,5-400C) nôn nhiều,

tiêu chảy máu hồng hoặc đỏ, tanh đặc

biệt, niêm mạc khô và trắng nhợt.

14 7,73 Parvovirus

Bỏ ăn, sốt hai thì (40-40,50C), nôn, tiêu chảy máu màu đỏ sẫm, tanh, nổi mụn mủ ở da bụng, gan bàn chân bị chai, mắt sưng, chảy ghèn, chảy mũi trong, co giật.

17 9,39 Carré

Bỏ ăn hoặc ăn rất ít, nôn mửa liên tục (có

khi nôn ra máu hoặc ra giun), tiêu chảy

phân lỏng vàng có dịch nhày hoặc phân có lẫn máu màu nâu đỏ, tanh khẳm, niêm mạc mắt; niêm mạc vành tai trắng nhợt,

bụng phình to như bụng cóc.

28 15,47 Ký sinh trùng

Bệnh xuất hiện sau khi cho ăn thức ăn khó

tiêu, nôn ít (nôn toàn thức ăn), phân bình

thường hoặc sệt, lỏng vàng, không sốt, thể

trạng bình thường.

44 24,31 Rối loạn tiêu hoá

Sốt, bỏ ăn hoặc nôn nhiều lần, nôn ra bọt

trắng hoặc vàng, phân sệt hoặc lỏng.

78 43,10 Các bệnh chưa xác định được

nguyên nhân

Qua bảng kết quả 4.4 ta thấy:

Số con bệnh chưa xác định được nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 43,10%, kế đến là tỷ lệ bệnh rối loạn tiêu hoá 24,31%, bệnh do ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 15,47%. Số con bệnh Carré Parvovirus chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,39% và 7,73%).

Hình 4.4 Vùng bụng chó nổi những mụn mủ

Có 44 ca bệnh được xác định là rối loạn tiêu hoá chiếm tỷ lệ khá cao 24,31%. Công tác chẩn đoán bệnh cũng tương đối dễ dàng vì các triệu chứng bệnh đều xuất hiện sau khi chủ nuôi cho ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu (hột vịt lộn, thức ăn nhiều dầu mỡ,…), gây nôn toàn thức ăn, tiêu chảy phân sống (còn nguyên thức ăn chưa tiêu hoá). Đây là bệnh không có tính chất lây lan, nhưng bệnh chủ yếu do chủ vật nuôi yêu thương thú nuôi, luôn có tâm lý cho thú nuôi ăn nhiều sẽ mau lớn và cho ăn những thức ăn giàu protein, đạm,…đặc biệt là dầu mỡ để giúp lông bóng mượt, dẫn đến tỷ lệ bệnh ngày càng cao.

Tỷ lệ bệnh do ký sinh trùng chiếm 15,47%, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Hoàng Minh (2010) với tỷ lệ (27,14%). Điều này cho thấy việc chăm sóc chó ngày càng được chủ nuôi quan tâm, chú trọng hơn trong việc phòng bệnh cũng như xổ giun định kỳ cho chó và cũng để phòng cho người nuôi.

Số con bệnh CarréParvovirus chiếm tỷ lệ tương đối thấp (9,39% và 7,73%), tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Hoàng Minh (2010) với tỷ lệ bệnh CarréParvovirus là 27,14% và 28,57%. Điều này cũng có thể nói là một phần nhờ vào ý thức của chủ nuôi cũng như sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và chế độ ăn uống ngày càng được chú trọng và việc tiêm phòng bệnh cho chó được quan tâm hơn hết, nên tỷ lệ bệnh do virus tương đối thấp.

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)