Nguyên nhân do ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ (Trang 34 - 42)

Do giun móc(Ancylostomatisis)

Giun móc là một trong những loài ký sinh chủ yếu ở ruột chó. Bệnh giun móc ở chó rất phổ biến và gây bệnh nặng nhất cho chó con.

Chó nhiễm giun móc thể hiện thiếu máu và suy nhược. Do giun móc hút và làm chảy máu đường tiêu hoá, gây ra hội chứng viêm ruột cấp tính và mãn tính. Chó con 2-4 tháng tuổi bị bệnh giun móc thường chết 50-80% (Phạm Sỹ Lăng, 1994).

Hình thái

Giun tròn không lớn, bao miệng mỗi bên có 2 răng ba chạc.

Con đực dài 9-12mm, đuôi có túi kitin. Hai gai giao hợp bằng nhau, dài 0,74-0,87mm. Bánh lái dài 0,13-0,21mm.

Con cái dài 10-22mm, đuôi có gai nhọn. Âm hộ nằm ở phần sau của thân. Trứng dài 0,060-0,066mm, rộng 0,037-0,042mm.

Nguyên nhân

Bệnh giun móc của chó gây ra do loài giun móc Ancytoma canium sống ký sinh trong ruột non của chó. Đó là một loại giun tròn nhỏ, trong xoang miệng có hai cặp móc sắt bằng kitin dùng để bám vào ruột hút máu.

Giun cái đẻ trứng sau khi giao phối, trứng theo phân ra ngoài, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành ấu trùng, không cần vật chủ trung gian. Ấu trùng ở giai đoạn một lột xác 2 lần ở môi trường bên ngoài và sau 6-7 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Ấu trùng có thể sống ở ngoại cảnh 1-2 tuần lễ, nhiễm vào chó con theo 2 đường:

+ Chó nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm cùng thức ăn và nước uống.

+ Do ấu trùng cảm nhiễm chui qua da chó vào máu lên phổi rồi trở về ruột (do ấu trùng lên phổi làm chó ho bật ra miệng, rồi nuốt trở về ruột).

Sau 14-16 ngày ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành trong ruột chó. Thời gian gium móc ký sinh trong ruột chó từ 8-20 tháng (Phạm Sỹ Lăng, 2001).

Trong quá trình ký sinh, giun móc hút máu tiết ra độc tố gây ra trạng thái bệnh lý cho chó. Đặc biệt, giun móc còn tiết ra chất kháng đông gây xuất huyết ruột kéo dài ở chó.

Triệu chứng

Chó bị bệnh giun móc ở 2 thể: cấp tính và mãn tính.

+ Thể cấp tính: Chó con 2-4 tháng tuổi bị bệnh nặng hơn ở chó trưởng thành, thể này làm cho chó chết với tỷ lệ cao 60-100%. Chó bị bệnh thường có những biểu hiện: nôn mửa liên tục, có khi nôn ra máu, bỏ ăn hoặc ăn rất ít, tiêu chảy dữ dội phân có lẫn máu màu cà phê (nâu sẫm) hoặc màu đen, có dịch nhày và có mùi tanh khắm.

Chó bị rối loạn chức năng tiết dịch và co bóp của dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm ruột và dạ dày cấp. Chó thường chết do mất máu, mất nước nên rối loạn chất điện giải trong máu, truỵ tim mạch và kiệt sức.

+ Thể mãn tính: Thể này thường xuất hiện ở chó lần đầu bị nhiễm yếu hay khi bội nhiễm. Triệu chứng lâm sàng cũng giống như thể cấp tính, nhưng nhẹ hơn và thường kéo dài trong suốt thời gian ký sinh của giun móc.

Một tháng sau khi nhiễm ấu trùng, có thể hiện hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột, nhưng sau vài tháng những triệu chứng này giảm dần. Chó chỉ còn hiện tượng gầy còm, thiếu máu và thỉnh thoảng thấy nôn khan. Chó suy nhược và chết do kiệt sức nếu không được điều trị.

Chẩn đoán

Phương pháp chẩn đoán chủ yếu là soi kính tìm trứng giun móc trong phân. Có thể kiểm tra phân trực tiếp và kiểm tra phân theo phương pháp phù nổi Fiileborn để phát hiện trứng giun móc. Trứng giun móc có hình bầu dục, trong trứng có 6-8 phôi màu xám.

Ở những chó chết nghi bị bệnh giun móc, có thể mổ khám tìm giun ký sinh ở ruột non phần tá tràng, không tràng và kết tràng.

Điều trị

Phải tẩy giun móc cho chó kết hợp ngừa nhiễm trùng thứ phát bằng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng cho chó, điều trị viêm ruột.

Bệnh do giun đũa (Ascaridiosis)

Theo Phạm Ngọc Thạch (2006), đưa ra các đặc điểm sau:

Chó con sau khi sinh đã mang sẵn mầm bệnh trong cơ thể. Đến 21 ngày tuổi thì gây bệnh nặng cho chó con.

Bệnh giun đũa chủ yếu phát ra và gây tác hại ở chó con từ 20 ngày đến 3 tháng tuổi.

Nguyên nhân

Bệnh giun đũa Toxocara canisToxascaris leonine là bệnh phổ biến của chó trên thế giới, phân bố ở hầu hết các nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở nước ta, bệnh giun đũa đã được phát hiện ở chó Nhật, Berger tại các thành phố và chó nội tại các vùng nông thôn từ Nam ra Bắc. Bệnh gây nhiều thiệt hại cho chó con từ 1-4 tháng tuổi.

+ Toxocara canis (Wemer, 1782): Đây là loài giun đũa lớn. Giun đực dài

50-90mm, mõm đầu của giun có 3 lá môi, không có lá môi giữa. Ở khe 3 là môi chính, có màng cánh cổ. Phía sau thực quản có đoạn phình to ra rõ nét kiểu một dạ dày nhỏ. Cuối đuôi giun đực hình thành dạng mũi khoan.

Giun cái dài 50-170mm. Âm môn ở vào khoảng ¼ phía trước thân 2 tử cung. Trên vỏ trứng có những nếp nhăn nhỏ mịn.

Vòng đời

Trứng phát dục tới giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm ở môi trường tự nhiên. Khi chó con nuốt phải trứng có ấu trùng vào cơ thể thì ấu trùng phá vỡ vỏ chui ra, tiếp tục phát triển ở niêm mạc ruột non chó con và trở thành giun trưởng thành gây bệnh cho chó. Ấu trùng của giun còn đi vào hệ tuần hoàn của chó mẹ khi có chửa mà chuyển vào bào thai. Do đó, chó con sau khi sinh đã mang sẵn mầm bệnh trong cơ thể, đến 21 ngày tuổi giun đã gây thành bệnh nặng ở chó con.

Một điểm quan trọng nữa cần lưu ý là trứng giun đũa cảm nhiễm dễ gây bệnh sang người. Vì vậy cần giữ gìn vệ sinh trong ăn uống. Sau khi chăm sóc chơi đùa vuốt ve trên thân mình chó phải rửa tay thật kỷ.

+ Toxascaris leonina (Linstorv 1902): Đây là loài giun đũa nhỏ. Giun đực

dài 20-70mm. Giun cái dài 22-80mm. Mõm đầu của T. leonine cũng giống như mõm đầu của T. canis. Phần cuối của thực quản không có đoạn phình to kiểu dạ dày nhỏ. Giun đực ở mõm chót cuối đuôi không hình thành dạng mũi khoan mà thon nhỏ dần đi. Không có màng cánh đuôi. Gai giao hợp gần như dài bằng nhau, không có màng cánh và không có bánh lái gai giao hợp.

Giun cái âm môn ở vào khoảng 1/3 phía trước thân tử cung. Trứng có vỏ dày, bằng phẳng, tròn nhẵn.

Vòng đời

Trứng giun đũa T. leonine theo phân có thải ra bên ngoài sau 10 ngày phát dục thành ấu trùng cảm nhiễm. Khi chó con nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm này vào ruột non thì ấu trùng phá vỡ vỏ, chui vào niêm mạc ruột chó qua tĩnh mạch ruột tới tĩnh mạch cửa vào gan, đi lên tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải qua động mạch phổi vào phổi. Sau đó nó chui qua khỏi vi huyết quản vào phế nang. Cuối

cùng chui ra nhánh nhỏ của chi khí quản, tới khí quản, yết hầu, xuống thực quản rồi lại trở về ruột non. Ở đây chúng tiếp tục phát dục qua 3 lần lột xác nữa để trở thành giun trưởng thành gây bệnh. Ấu trùng của giun không truyền qua bào thai.

Triệu chứng

Chó mẹ nếu có giun đũa chỉ là vật chủ mang mầm bệnh. Bệnh giun đũa chủ yếu phát ra và gây tác hại ở chó con từ 20 ngày tuổi đến 2-3 tháng tuổi. Chó con nhiễm bệnh (T. canis) sớm thì khoảng 15-21 ngày tuổi qua xét nghiệm mẫu phân đã thấy có trứng giun đũa. Chó con mắc bệnh giun đũa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng sau:

+ Thân gầy còm, lông xù, bụng phình to như bụng cóc, căng tròn, thỉnh thoảng từng đoạn ruột nổi cục lên, nhu động. Sờ tay vào đây có cảm giác cứng, đó là những đoạn ruột bị nhiều giun chèn chặt.

+ Phân thải ra ngoài sền sệt màu xám trắng, thối khẳm. Xung quanh lỗ hậu môn, lông bị dính bết phân.

+ Bệnh giun đũa ở chó con thường biến chứng thành các thể bệnh khác như: giun đũa nhiều gây tắc ruột chó dẫn đến chết. Giun chui vào ống dẫn mật làm cho chó bệnh đau đớn nôn khan, bỏ ăn, suy kiệt dần rồi chết. Chó con phình bụng cóc, lớp tổ chức dưới da thuỷ thủng, thẩm dịch thành dạng keo bùng nhùng, soi trên ánh sáng thấy trong như lòng trắng trứng gà. Tuy có chọc dò xoang bụng để hút nước ra nhưng cũng không thể chữa khỏi bệnh, đa số bị suy kiệt dần rồi chết.

Chẩn đoán

Dùng phương pháp phù nổi Willis để tìm trứng giun.

Điều trị

Sử dụng một trong các hoá dược sau đây để tẩy giun đũa cho chó.

Dùng Piperazin: liều 0,2g/kg trọng lượng của chó. Trộn thuốc vào sữa, cháo hoà thêm ít nước đường cho riêng từng con uống hết liều. Dùng thuốc tẩy liền hai buổi sáng, giun sẽ được tẩy sạch.

Piperazin để tẩy phòng cho chó con:

+ Chó con từ 1 tuần tuổi đến 21 ngày tuổi tẩy lần đầu. + Chó con 1 tháng tuổi tẩy lần 2.

+ Chó con 2 tháng tuổi tẩy lần 3. + Sau đó cứ 4 tháng tẩy 1 lần.

Dùng Vermox (Mebendazole): viên nén 100mg. Liều từ 50-100mg/kg thể trọng, tuỳ theo tầm vóc chó cho uống sáng chiều 2 lần mổi ngày, liệu trình 3 ngày.

Dùng Velamisol: liều 7mg/kg thể trọng, cho uống 1 liều duy nhất.

Dùng Ivermectin (Hanmectin): tiêm cho chó theo liều 0,2-0,3mg/kg thể trọng, dùng 1 liều.

Phòng bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng một trong các hoá dược trên để tẩy dự phòng theo lứa tuổi:

+ Đối với chó con: tẩy lần 1 lúc chó 12-24 ngày tuổi. Tẩy lần 2 lúc chó 30 ngày tuổi. Tẩy lần 3 lúc chó 2 tháng tuổi, sau đó cứ 4 tháng tẩy 1 lần.

+ Đối với chó trưởng thành: cứ 3-4 tháng tẩy 1 lần.

Thực hiện vệ sinh thú y

Đảm bảo cho chó ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Ủ phân hoặc đổ phân chó vào hố xí tự hoại để diệt trứng giun. Nuôi dưỡng, chăm sóc cho chó đặc biệt là chó con để nâng cao sức đề kháng với mầm bệnh (Nguyễn Hữu Hưng, 2001).

Bệnh lỵ do Entamoeba histolytica (Amip)

Bệnh lỵ do amip xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của chó, nhưng thường gặp ở dạng cấp tính ở chó dưới một năm tuổi và thể mãn tính ở chó trưởng thành trên một năm tuổi. Người mắc bệnh lỵ có thể lây lan sang cho chó mèo và ngược lại.

Chó bị bệnh mãn tính chính là nguồn tàn trữ mầm bệnh và là nguồn bệnh lây lan cho chó khoẻ mạnh.

Hình thái

Căn cứ theo chu kỳ có thể có những hình thể khác nhau sau đây:

+ Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu, chưa gây bệnh: tiểu thể minuta có kích thước từ 7-10 micromet có khi tới 15-25 micromet, trung bình là 13 micromet. Do đó chúng cử động chân giả nên khi xem tươi, hình dạng không đều đặn. Khi nhuộm có hình tròn, trong nguyên sinh chất có những hạt nhỏ. Không phân biệt được nội và ngoại nguyên sinh chất.

Ngoại nguyên sinh chất chủ yếu tập trung vào chân giả cử động không mạnh lắm. Trong nội nguyên sinh chất có những thức ăn thường là vi khuẩn và tạp chất của thức ăn. Những thức ăn đó sau khi tiêu hết có thể trở thành không bào. Nhân của chúng từ 2-5 micromet. Thể Amip này chỉ sống trong lòng ruột, không xâm nhập vào thành ruột nên chưa gây bệnh.

+ Thể hoạt động ăn hồng cầu, gây bệnh: thể này được tìm thấy đầu tiên do Losch (ở bệnh viên Petecbua), được coi như nguyên nhân gây ra bệnh lỵ amip ở người và các loài thú. Thể này lớn hơn thể không ăn hồng cầu và xâm nhập vào tổ

chức thành ruột, niêm mạc ruột để duy trì sự sống. Chúng có kích thước từ 30-40 micromet, có khi tới 50 micromet.

Có thể phân biệt được chất nội tạng và ngoại nguyên sinh chất. Ngoại nguyên sinh chất màu trong hơn. Trong nội nguyên sinh chất có những thức ăn, phần lớn thức ăn là màu hồng. Số hồng cầu có thể thay đổi, có khi có tới 40 hồng cầu trong một amip (Dobell). Nhân của amip từ 4-9 micromet, ở rìa nhân có những hạt nhiễm sắc ngoại vi, ở vùng giữa có trung thể.

+ Thể bào nang: bào nang của Entamoeba Histolytica hình tròn, màu trong, kích thước 15-20 micromet. Trong bào nang có từ 1-4 chân, thông thường là 1 nhân. Trong bào nang còn có các thể nhiễm sắc.

Nguyên nhân

Entamoeba Histolytica cư trú chính ở đại tràng của chó. Ngoài đại tràng

chúng còn cư trú và gây bệnh tại tiểu tràng, ống mật, gan, phổi, lách của chó và một số loài ăn thịt khác.

Sau khi ăn phải bào nang, chó có thời gian ủ bệnh từ 15-30 ngày. Trong thời gian này, bào nang phát triển thành thể hoạt động, đợi điều kiện gây bệnh cho chó. Điều kiện này là các vi khuẩn phối hợp gây bệnh.

Thể hoạt động của Entamoeba Histolytica tiết ra một loại men đặc biệt để dung giải tổ chức và protein, làm thức ăn cho chúng. Bởi vậy chúng thường gây ra các nốt loét ở vùng đại tràng, nơi ký sinh chủ yếu. Ở vùng tổ chức bị dung giải, amip đi vào niêm mạc và lớp tế bào liên kết của thành ruột, phá hoại và gây thương tổn ở một vùng lớn của ruột già chó. Các vi khuẩn gây bệnh sẵn có trong ruột sẽ xâm nhập vào vùng thương tổn do amip gây ra, đặc biệt là các vi khuẩn yếm khí, làm cho quá trình viêm đại tràng xảy ra nhanh chóng.

Từ những chỗ tổn thương ở đại tràng, amip vào máu đến các nội quan khác như gan, phổi, lách,…và có thể gây ra những tổn thương và ổ áp xe ở các nội quan đó.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh lý được tập hợp lại thành hội chứng lỵ, hội chứng diễn biến theo các thương tổn giải phẩu bệnh lý.

Trong thời kỳ ủ bệnh, chó thường kém ăn, đi phân táo bón nhưng không tăng nhiệt độ. Sau đó, chó đi phân lỏng và có màu xám, có mùi tanh. Đặc biệt chó đi tiêu nhiều lần trong một ngày, trước khi đi phân bị đau đớn, rên rỉ, còng lưng lên rặn. Vài ngày sau chó đi tiêu mỗi lần có rất ít phân. Phân chỉ là một chất dịch nhầy như mũi do ruột bị kích thích nhiều làm tróc niêm dịch đại tràng lẫn với máu lờ đờ như máu cá hoặc đỏ tươi do tổn thương chảy máu ở đại tràng. Đôi khi trong

phân có mủ do nhiễm khuẩn phối hợp (tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây bệnh). Trong phân còn thấy niêm mạc ruột bị tróc ra.

Bệnh diễn biến trong thời gian 5-10 ngày. Nếu không điều trị kịp thời, chó sẽ chết do kiệt sức. Một số trường hợp, sau thời kỳ kịch phát, bệnh ở chó có chiều hướng giảm dần và trở thành mãn tính. Entamoeba Histolytica trong thể mãn tính sẽ trở thành bào nang cư trú trong vách ruột, đợi thời cơ tái phát.

Ở chó bị lỵ mãn tính, thỉnh thoảng lại phát bệnh một đợt khoảng 6-10 ngày, ảnh hưởng đến sức khoẻ, gầy còm và giảm khả năng sinh đẻ.

Chẩn đoán

+ Chẩn đoán lâm sàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào các hội chứng của con vật bệnh mà chẩn đoán: chó bệnh đi phân phải rặn khó khăn, phân có chất nhầy và máu, mỗi lần đi ra phân rất ít nhưng đi nhiều lần trong một ngày.

+ Chẩn đoán cận lâm sàng

Xét nghiệm phân: có thể lấy phân soi trực tiếp để tìm thể lỵ hoạt động, thể ăn hồng cầu và thể bào nang Entamoeba Histolytica. Có thể dùng phương pháp nhuộm Lugol để tìm bào nang trong phân chó bệnh.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị: thuốc phải trị đúng liều, vì nếu không chữa tích cực thì amip sẽ chuyển thành thể bào nang, chờ dịp tái phát. Kết hợp với các loại kháng sinh điều trị các vi khuẩn gây bệnh phối hợp. Bổ sung các vitamin và thuốc bổ trợ làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Chú ý tăng cường thể trạng con vật bệnh. Cho ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu, kiên ăn mỡ, nên ăn cá trong thời gian điều trị.

Có thể dùng các loại hoá dược sau để điều trị:

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ (Trang 34 - 42)