Đám mây cộng đồng được xây dựng nhằm mục đích chia sẻ hạ tầng giữa các tổ chức(doanh nghiệp). Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực y tế có thể chia sẻ chung đám mây. Tuy nhiên để xây dựng đám mây công đồng thì ngoài việc cùng chung lĩnh vực hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải có nhiều điểm tương đồng như có cùng mối quan tâm chung về bảo mật, …Khi đó các doanh nghiệp này sẽ nhóm họp nhau lại để cùng xây dụng đám mây cộng đồng chung nhằm phục vụ cho chính các doanh nghiệp của họ.
Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Công nghệ Hà Nội Trang 38
Hình số 1.19 : Mô hình đám mây cộng đồng
Khi triển khai điện toán đám mây cộng đồng các doanh nghiệp thực hiện quản lý theo nhiêu cách.
Các doanh nghiệp có thể nhóm họp nhau lại và cùng tham gia quản lý đám
mây bằng chính nguồn lực của họ.
Nếu triển khai đám mây dựa trên nền tảng nhà cung cấp thứ ba thì họ có thể
lựa nguồn lực bên ngoài để tiến hành quản lý.
Đám mây cộng đồng có thể liên quan tới nhiều tổ chức doanh nghiệp, các
doanh nghiệp này có thể có nhiều chi nhánh, do vậy để thực hiện quản lý có hiệu quả cần phải chỉ định người (nhóm) quản lý đám mây phải là người (nhóm) đứng đầu các tổ chức doanh nghiệp. Họ phải có trách nhiều đôn đốc, kết hợp với các nhà quản lý chi nhánh để cùng tham gia quản lý đám mây cộng đồng.
Thiết lập, chạy và điều hành điện đám mây cộng đồng một chút giống như điều hành bệnh viện, trường học vì vậy chắc h n sẽ xuất hiện những vấn đề và những rủi ro, người điều hành cần phải có một kế hoạch cụ thể nhằm giảm thiểu và xử lý những vấn đề phát sinh gặp phải.
Quá trình xây dựng và triển khai đám mây cộng đồng là tốn kém hơn nhưng nó đáp ứng được sự riêng tư, an ninh và có thể thiết lập các quy tắc để tuân thủ các chính sách thực hiện quản lý đám mây giữa các doanh nghiệp