IV. SỰ HÀI HÒA GIỮA VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ VẺ ĐẸP HIỆN ĐẠI TRONG TẬP THƠ NHẬT KÍ TRONG TÙ.
PHẦN KẾT LUẬN
“Qua một tập thơ nhỏ, với nhiều bài thơ nhỏ chúng ta tìm thấy cả một con người tiêu biểu cho tầm vóc của thế kỉ, một tâm hồn, một trái tim tột bậc. Khám phá thêm vẻ đẹp của thơ Hồ Chí Minh cũng gần như đồng nhất với sự khám phá thêm vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh là sự khám phá cái hài hòa của một “cốt cách cổ điển” với “những sáng tạo hiện đại” (Bu đa ren) [19; 225]. Gấp cuốn sách nhỏ - tập thơ Nhật kí
trong tù của Bác Hồ lại, thấy lời ngân nga trong câu thơ của Tố Hữu quả
không sai:
Con nghe Bác tưởng nghe lời nước non
Tiếng ngày xưa và tiếng cả mai sau…
Trong thơ Bác đúng là có cả “tiếng ngày xưa” và có cả “tiếng mai sau” – tiếng của hiện đại, âm vang của tương lai. Có một nhà thơ Xô Viết – Oxip Manđenxtam đã đánh giá về Bác: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa không phải là văn hóa Âu châu mà là một nền văn hóa của tương lai” [12; 89].
Tìm hiểu Vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh vừa cho ta thấy một quy luật vận động của văn học là luôn phát triển trong sự ảnh hưởng, kết tinh thơ ca truyền thống và cách tân, sáng tạo không ngừng, lại vừa nhận ra vẻ đẹp thẩm mĩ đậm màu sắc cổ điển phương Đông và màu sắc hiện đại như một đặc điểm trong phong cách thơ trữ tình của Bác. Tất nhiên, màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại theo cách quan sát được thì vừa dễ nhận ra và vừa tiềm ẩn như một vỉa ngầm không dễ gì khai thác. Chuyên đề đã cố gắng chuyển tải một phần những vẻ đẹp ấy trong một loạt những so sánh cụ thể, nhưng chắc chắn chưa phải là tất cả.