5 Ngôn ngữ, giọng điệu mang sắc thái hiện đại.

Một phần của tài liệu VẺ đẹp cổ điển và HIỆN đại của tập THƠ NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH THPT HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ (Trang 29 - 31)

Ai cũng biết Bác đã từng sống lâu năm ở phương Tây hiện đại, từng viết những truyện kí “như một ngòi bút phương Tây sắc sảo” (Phạm Huy Thông) nên có lẽ khi sáng tác Nhật kí trong tù, không ít thì nhiều nghệ thuật viết truyện kí theo phong cách Âu châu hiện đại có sự ảnh hưởng. Cho nên về mặt ngôn ngữ và giọng điệu trong tập tập thơ Nhật kí

trong tù cũng mang màu sắc hiện đại rõ nét.

Về mặt ngôn ngữ: Trong Nhật kí trong tù, ta tìm thấy hàng loạt những từ ngữ thuộc về thế giới hiện đại, như ma-đăng (phiên âm tiếng Anh: modern – hiện đại, tối tân), Na-zi (chỉ bọn Đức quốc xã), sĩ-đích,

thản khắc (phiên âm tiếng Anh: tank – xe tăng), máy bay,….

Hàng loạt những địa danh hiện tại (không phỉa địa danh mang tính ước lệ), những địa danh thực trên hành trình chuyển lao của Bác: Ung

Ninh, Đồng Chính, Long An, Thiên Bảo, Trùng Khánh, Nam Ninh, Tĩnh, Tây, Vũ Minh, Lai Tân, Liễu Châu,….

Tập thơ có rất nhiều tên riêng, hầu hết là tên riêng của những con người hiện tại – thời điểm Bác sáng tác Nhật kí trong tù: ông Tưởng - Tưởng Giới Thạch (Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng), Uy-ki – đại biểu Mĩ trong phe đồng minh chống phát xít đến thăm Trùng Khánh (Các báo

đăng tin: hội họp lớn hoan nghênh Uy-ki), Tướng quân Lương Hoa Thịnh

(Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức Phó tư lệnh). Và rất nhiều tên những con người bình thường: chủ nhiệm L. (Nạn hữu nguyên chủ nhiệm

L.), Lưu sở trưởng (Sở trưởng Long An họ Lưu), ông Quách (Tiên sinh họ Quách); trưởng ban họ Mạc (Mạc ban trưởng), khoa trưởng họ Ngũ, khoa

viên họ Hoàng (Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên), anh Dương Đào (Dương Đào ốm nặng), ông Lương (Tặng chú hầu (hải)), khoa viên họ Trần (Khoa viên họ Trần tới thăm), chủ nhiệm họ Hầu (Chủ nhiệm họ

Có những từ ngữ phản ánh thông tin thời sự rất “văn xuôi”, đời thường: giá tiền của địa phương hiện tại (Tiền Quảng Tây vừa đúng sáu

‘nguyên’; Lệ thường ít nhất năm mươi ‘nguyên’). Và có cả hàng loạt

những thông tin thời sự giống những “tít” lớn trên báo: Các báo đăng tin:

hội họp lớn hoan nghênh Uy-ki; Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức Phó tư lệnh; “Việt Nam có báo động”: nguồn tin xích đạo trên báo Ung Ninh; Đoàn đại biểu Anh sang thăm Trung Hoa, … Thậm chí có tiêu đề bài thơ thì rất hiện đại, biểu hiện bằng dấu (?; ?!).

Nhiều câu thơ có kết hợp cả tiếng lóng, tiếng nước ngoài đã phiên âm – rất giống cách nói của ngôn ngữ các báo hiện đại; xen cả các thành ngữ của Trung Quốc: “Đôi ngựa” ngày đi chẳng nghỉ chân/ Món “gà

năm vị” tối thường ăn (Đêm ngủ ở Long Tuyền); Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu (Một người tù cờ bạc chết “cứng”), Lính ngục đánh cắp mất si-đích (“si-đích” là phiên âm từ tiếng Anh – stich: chiếc gậy); “Cháy thành lây vạ”, buồn khôn xiết (Dương Đào ốm nặng), …

Có khi Bác dùng cả cách chơi chữ quen thuộc kết hợp với từ ngữ hiện đại lại tạo ra cách nói rất dân dã: Túc Vinh mà để ta mang nhục/ Cố ý dằng dai chậm bước mình (Bị bắt giữ ở phố Túc Vinh); Quế Lâm

không quế không rừng/ Sông sâu thăm thẳm, trập trùng núi cao (Đến Quế Lâm).

Về giọng điệu: Bên cạnh giọng điệu trữ tình thì còn có cả giọng mỉa mai, trào lộng, giễu nhại,… đan xen lẫn nhau, “phảng phất nụ cười của người Pháp”. Ta thử làm một phép so sánh nhỏ sẽ nhận thấy sự một sự tương đồng thú vị. Lấy một vài cách nói, hình ảnh trong truyện kí Vi hành – một tác phẩm tiêu biểu viết theo nghệ thuật Âu châu hiện đại với

một số hình ảnh, cách nói trong Nhật kí trong tù:

Vi hành Nhật kí trong tù

(1) Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, (…)

có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài? Phải chăng ngài muốn (…) để sau cuộc ngao du, đem về chút ấm no mà đám “dân” bất hạnh của ngài tới nay hoàn toàn chẳng biết đến?

(2) Cô không thể tưởng tượng cảnh đón tiếp tốt đẹp người ta dành cho chúng tôi ở đây. Quần chúng cứ là tự phát biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy một đồng bào ta (…) những lời

chào mừng kín đáokính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường.

(3) và giá cô được trông thấy các vị ân cần

theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất , hẳn cô phải

phát ghen lên được về nỗi âu yếm của các vị

(1) Vào lao phải nộp khoản tiền đèn/ Tiền Quảng Tây vừa đúng sáu nguyên/ Vào chỗ tối tăm mù mịt ấy/ Quang minh đáng giá bấy nhiêu tiền(“Tiền đèn”). (2) Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc/ Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh/ Chong đèn, huyện trưởng làm công việc/ Trời đất Lai Tân vẫn thái bình (“Lai Tân”). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Biền biệt anh đi không trở lại/ Buồng the trơ trọi thiếp ôm sầu/ Quan trên xót nỗi em cô quạnh/ Nên lại mời em tạm ở tù

(“Gia quyến người bị bắt lính”). (4) Đánh bạc ở ngoài quan bắt

đối với tôi ( …) các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong năm phút.

(4) Ngày nay, mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi

không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.

tội/ Trong tù đánh bạc được công khai/ Bị tù, con bạc ăn năn mãi/ Sao trước không vô quách trốn này (“Đánh bạc”).

Chính nhờ cách nói ngược theo nghệ thuật văn phong của Pháp mà tạo ra giọng điệu châm biếm, trào lộng rất rõ. Một số bài lại có giọng điệu hài hước pha lẫn tự trào, ví dụ: Đầy mình đỏ tím như hoa gấm/ Sột soạt luôn

tay tưạ gảy đàn (Ghẻ lở); Rồng quấn vòng quanh chân với tay/ Trông như qun võ đủ tua đai/ Tua, đai quan võ bằng kim tuyến / Tua của ta là một cuộn gai (Dây trói) thì chính cảm hứng trào phúng đã tạo nên những

so sánh, liên tưởng gây cười: nốt ghẻ - hoa gấm; gãi ghẻ - gảy đàn; dây trói – rồng quấn; sợi gai – tua đai kim tuyến; tù nhân – quan lớn;…. Đó chính là sắc thái của ngôn ngữ, giọng điệu không cổ điển chút nào mà hoàn toàn hiện đại.

Tiểu kết: Nhật kí trong tù không chỉ có những bài thơ sánh ngang với thơ ca cổ điển như đánh giá của nhiều người mà với vẻ đẹp hiện đại đầy lý thú, hấp dẫn với hàng loạt những bài thơ theo lối tư duy mới, bút pháp mới, cách tân sáng tạo về nhiều mặt. Thì thật sự, Nhật kí trong tù còn đem đến “những mẫu mực mới” (Trần Dình Sử), đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật thơ ca hiện đại.

Một phần của tài liệu VẺ đẹp cổ điển và HIỆN đại của tập THƠ NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH THPT HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ (Trang 29 - 31)