điển.
3.1. Nhật kí trong tù đã làm mới mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. nhiên.
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ca cổ điển thường “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du).
Nhưng trong Nhật kí trong tù của Bác không hẳn thế, hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác đã có nhiều nét mới: trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn luôn tìm thấy ở thiên nhiên sự dịu dàng, rộng mở, nơi gửi gắm giao hòa mọi suy tư. Và bất cứ nơi nào, vào lúc nào, thiên nhiên vẫn bất ngờ xuất hiện và đem đến chút ấm áp vui tươi cho tâm hồn thi nhân: một ánh dương sớm len lỏi qua khe cửa nhà giam làm ánh lên tước mặt tia hy vọng trong lúc cả nhà giam còn tối mịt (Buổi sớm); một bông hồng trước cửa nhà ngục cứ lặng lẽ nở rồi rụng, cũng đã mang chút hương thanh khiết của nó vào trong ngục để chia sẻ cùng người tù (Cảnh chiều hôm).
Ngay cả trên những chặng đường bị giải, chân tay bị trói chặt, mũ áo đẫm ướt, thì những tiếng chim ca, những bông hoa núi, một chòm mây, một cánh chim chiều, cảnh cánh đồng vào vụ gặt,… cũng làm cho tâm hồn của thi sĩ những giây phút thảnh thơi, thư thái, như một du khách dạo chơi ung dung, nhàn tản (Đi đường; Chiều tối, Mới đến nhà lao Thiên
Bảo, …). Lại có khi thiên nhiên là sợi dây đàn nhiều phím, bất chợt xao
xuyến rung lên, có khả năng đánh thức dậy tất cả những kỉ niệm của nhà thơ về cuộc sống đời thường, có thể chỉ là tiếng chuông chùa xa vẳng, một tiếng sáo trẻ trâu bay lơ lửng giữa chiều tà (Hoàng hôn).
Đúng là Thơ Bác “thể hiện một kiểu tương quan cảnh – tình mới” như nhận xét của GS. Trần Đình Sử [7; 320].
3.2. Nhật kí trong tù đã đổi mới hệ thống hình ảnh ước lệ, tượng trưng của thơ ca cổ điển. trưng của thơ ca cổ điển.
Ước lệ, tượng trưng vốn là địa hạt, “kỹ xảo cổ kính trong văn học cổ điển” [ 7; 55]. Đúng là trong Nhật kí trong tù, Bác đã sử dụng những hình ảnh tượng trưng đã cũ mang màu sắc của thơ cổ điển. Nhưng song song với điều ấy, Bác còn sáng tạo ra rất nhiều biểu tượng mới hoàn toàn mang ý nghĩa của thời đại: Con rồng trong thơ cổ điển là tượng trưng cho ý niệm cao quý của ngôi vua thì trong thơ Bác, rồng là người chiến sĩ chân chính đang bị giam giữ trong ngục tù và đang chờ thời cơ để hoạt động cách mạng (Buổi trưa); Tiếng gà gáy đã trở thành tiếng gọi đánh thức quần chúng. Nếu thơ xưa nhất thiết phải ví người quân tử với rồng mây cọp gió, với tùng cao bách cả, thì Bác Hồ sẵn sàng ví người chiến sĩ cách mạng với cái răng rụng, cái gậy chống, hạt gạo, cột cây số chỉ
đường,…
Nhiều hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng mới mẻ: Chẳng hạn, hình ảnh “nắng” (Nắng sớm xuyên qua nơi ngục thất/ Tù
phạm cười tươi nở mặt mày” cũng tràn đầy trong thơ Bác gắn liền với với
khát khao đổi đời và cảm quan về thời đại mới. Đó là một hình ảnh mới mẻ, khác với thơ ca cổ điển tràn ngập ánh trăng.
3.3. Nhật kí trong tù còn là “ngòi bút của một phóng viên ghi nhanh mà sắc” (Xuân Diệu). mà sắc” (Xuân Diệu).
Đọc Nhật kí trong tù, đúng là tác giả không chỉ tái hiện bức tranh thiên nhiên và đời sống tù đầy bằng bút pháp của Đường thi mà còn là một bút pháp hiện thực sắc sảo. Đứng về nhật ký mà nói, “đây là ngòi bút của một phóng viên ghi nhanh mà sắc - đức tính của nhà báo Nguyễn Ái Quốc ngay từ khi Bác còn trẻ” (Xuân Diệu) [7; 315]. Cho nên biết bao sự thật về bức tranh hiện thực xã hội Trung Hoa dưới thời Tưởng Giới Thạch đã được Bác ghi lại chi tiết, tỉ mỉ và chọn lọc tiêu biểu (Xem thêm ví dụ trong phần III.1 – Sự cách tân về thể loại,…).
Có nhiều hình ảnh, sự kiện, chi tiết khách quan, không hề phóng đại mà rất thực. Do Bác đã vận dụng tài tình, sáng tạo bút pháp tương phản của thơ cổ điển. Trong bài “Tiền đèn”, sự đối lập giữa hai ý thơ đã toát lên cái triết lý sâu sắc: Vào chỗ tối tăm mù mịt ấy/ Quang minh đáng giá
bấy nhiêu tiền” - “quang minh” vừa để chỉ ánh sáng, vừa để chỉ cái gọi là
“quang minh chính đại” của hiện thực một xã hội thối nát. Các bài thơ
Chia nước, Đánh bạc; Đêm ngủ ở Long Tuyền; Chiều hôm; Dây trói;….
đều dựa trên sự đối lập này để tái hiện hiện thực. Thử đọc lại một đôi câu thơ như thế: Ai muốn pha trà đừng rửa mặt/ Ai cần rửa mặt chớ pha trà (Chia nước), Cửa tù khi mở không đau bụng/ Đau bụng thì không mở cửa
tù (Bị hạn chế), Núi cao gặp hổ mà vô sự/ Đường phẳng gặp người bị tống lao (Đường đời hiểm trở); Được cùm chân mới yên bề ngủ/ Không được cùm chân biết ngủ đâu (Cái cùm), Khiêng lợn lính cùng đi một lối/ ta thì người dắt, lợn người khiêng (Cảnh binh khiêng lợn cùng đi) .v.v…