4 Hình tượng nhân vật trữ tình – còn là một cái tôi khát khao tự do, một tinh thần “thép” trong thơ.

Một phần của tài liệu VẺ đẹp cổ điển và HIỆN đại của tập THƠ NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH THPT HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ (Trang 27 - 29)

do, một tinh thần “thép” trong thơ.

Đi vào thế giới hình tượng nhân vật trữ tình trong Nhật kí trong tù, bên cạnh cái tôi trữ tình phong thái ung dung, nhàn tản, bầu bạn với

thiên nhiên như trong thơ ca cổ điển thì còn có một cái tôi khao khát tự do. Hơn chục lần Bác nhắc trực tiếp đến hai chữ “tự do” và cả tập thơ đều toát lên một ý thơ của khát vọng tự do. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét: “Khái niệm tự do được hình tượng hóa trong các vần thơ của tập

Nhật kí trong tù là một tiếng nói đặc sắc có tính thời đại [7; 342]. Đúng là

có một con người trong suốt cuộc hành trình mà: Thân thể ở trong lao/

Tinh thần ở ngoài lao; trong tăm tối mà vẫn lạc quan: “Tự do tiên khách trên trời/ Biết chăng trong ngục có người khách tiên; Dẫu trói chân tay

đến ngặt nghèo/ Khắp rừng hương ngát với chim kêu/ Tự do thưởng ngoạn ai ngăn được/ Cô quạnh đường xa, vợi ít nhiều;….

Tinh thần “thép” của Bác trong tập thơ biểu hiện rất đa dạng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới là có tinh thần thép. Trong thơ văn cũng như trong chính cuộc đời của người tù – người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh quả thật thể hiện rõ một tinh thần thép như thế. Đúng như câu thơ của Tố Hữu trong bài “Sáng tháng năm”: Giọng của Người

không phải sấm trên cao/ Thấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước”. Bác cứ nhỏ nhẹ, cứ hồn nhiên mà toàn bộ tập thơ toát lên “một tinh thần thép”. Đọc những câu thơ: Đầy mình đỏ tím như hoa gấm; Trăng nhòm

khe cửa ngắm nhà thơ; Hòa lệ thành thơ tả nỗi này; Xay hết lò than đã rực hồng,… ta thấy một phong thái ung dung, bình tĩnh của Bác, có

phảng phất như thơ của các nhà thơ cổ điển. Nhưng thật sự là rất khác, cái ung dung của con người trong thơ ca cổ điển có khi là cái ung dung của người quay lưng lại với cuộc đời, hình ảnh “tiên khách” trong thơ Lý

Bạch, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi có phần thoát tục hoặc lúc tạm lánh chốn quan trường. Nhưng vị “khách tiên”, “khanh tướng ung dung” của Bác hoàn toàn không phải như vậy mà là cái ung dung của một chiến sĩ cộng sản hiểu về lịch sử, về thời đại, về sự vận động của cách mạng.

Tinh thần chống chọi lại hoàn cảnh quá khốc liệt cũng là biểu hiện

của một tinh thần “thép”. Trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Người đã phải chịu đựng những đọa đầy khủng khiếp: “Đêm thu không đệm cũng không

chăn/ Gối quắt lưng cong ngủ chẳng an”; trượt chân suýt sa vào hố; có

lúc đi “năm mươi ba cây số một ngày/ Áo mũ dầm mưa rách hết giày”; “Ta thì người dắt, lợn người khiêng”,… Bác phải sống với “rệp bò lổm

ngổm như xe cóc/ Muỗi hiện nghênh ngang tựa máy bay”; “Sống khác loài người vừa bốn tháng/ Tiều tụy còn hơn mười năm trời” nhưng Bác vẫn “không nao núng tinh thần”, vẫn một chất “thép” vời vợi ấy.

Tinh thần “thép” ấy còn biểu hiện trong cái nhìn của Bác đối với hiện thực. Có lúc Bác đùa vui hóm hỉnh khi tự ví mình với vị khách sang trọng, quan võ oai phong: Tua vai quan võ bằng kim tuyến/ Tua của ta là

một cuộn gai (Dây trói). Trong bài Đi Nam Ninh, Bác tự đùa mình: Hôm nay xiềng xích thay dây trói/ Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung; hay

như khi Bác bị áp giải xuống thuyền, chân của Bác bị treo lên lủng lẳng như bị xử tội thắt cổ, thế mà trong tư thế ấy Bác vẫn cứ thưởng thức được cảnh đẹp bên sông, vẫn ngắm được chiếc thuyền câu thanh thoát, nhẹ nhàng: Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh/ Lủng lẳng chân treo

tựa giảo hình/ Làng xóm ven sông đông đúc thế/ Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh”. Đọc những câu thơ như thế thấy quả đúng như cảm nhận

của Xuân Diệu: “cái ung dung ấy lên đến mức thần thánh” (Xuân Diệu) [7; 225).

Bác không chỉ là con người trong cổ thi thường “đăng cao” để đối diện đàm tâm với càn khôn vũ trụ mà Bác còn là con người sống cuộc

sống như bao con chiến sĩ cách mạng khác, cùng trong lao khổ với quần chúng nhân dân, chan hòa với những con người bình thường nhất trong niềm vui nỗi khổ hàng ngày. Dường như càng là những người cùng khổ bất hạnh càng nhận được sự chia sẻ nhiều hơn: từ người phu làm đường đến cháu bé trong nhà lao Tân Dương; từ người bạn tù thổi sáo cho đến cả người bạn tù cờ bạc vừa mới chết - “Thân anh da bọc lấy xương/ Khổ

đau, đói rét, hết phương sống rồi”.

Trong cái thế giới cùng khổ của chốn lao tù ấy, nổi bật lên hình ảnh người tù vĩ đại Hồ Chí Minh, một tâm hồn dù trong bất cứ tình huống nào cũng hướng thẳng về sự sống, chắt chiu từng chút sự sống trên cái nền của sự khổ đau, tăm tối để hướng tới ánh sáng và tương lai. Đó mới chính là chân dung thực sự hiện đại của con người Bác trong tập Nhật kí trong tù.

Một phần của tài liệu VẺ đẹp cổ điển và HIỆN đại của tập THƠ NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH THPT HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w