dụng đối với một số tranh chấp về hôn nhân và gia đình khi các chủ thể trong quan hệ hôn nhân không có thỏa thuận
Xuất phát từ đặc thù của quan hệ dân sự là quan hệ được xác lập theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể với nhau trong việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự.
Sự thỏa thuận, tự nguyện tham gia xác lập các quan hệ dân sự giữa các chủ thể được nhà nước khuyến khích và tôn trọng. Điều 1 BLDS 2005 quy định: "…BLDS có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội".
Trên cơ sở quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ, các chủ thể biết được những quyền của mình để yêu cầu bảo vệ hoặc tự bảo vệ quyền của họ. Bên cạnh đó, các chủ thể cũng phải nhận thức được phạm vi các quyền mà họ được hưởng để không xâm phạm đến quyền của người khác, không xâm hại đến lợi ích cộng cộng, lợi ích của Nhà nước. Do vậy, trong giao lưu dân sự các chủ thể hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm nếu họ vi phạm các nghĩa vụ. Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp trong trường hợp pháp luật không quy định hoặc chưa quy định thì Nhà nước sẽ giải quyết theo sự thỏa thuận giữa các bên (nếu có thỏa thuận). Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với nhau thì mới áp dụng theo tập quán hoặc tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc.
Đối với quan hệ HN&GĐ, về nguyên tắc, các bên không thể bằng sự tự thỏa thuận để làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, điều kiện này chỉ được áp dụng khi có tranh chấp về HN&GĐ như chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn, khi một bên chết, tranh chấp về nuôi con.