dụng khi phong tục, tập quán đó phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quy định của pháp luật.
Mỗi ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội khác nhau nên có phương pháp điều chỉnh riêng. Do vậy, cùng với việc tuân thủ những nguyên tắc cơ bản chung (ngành luật nào cũng phải tuân theo) mỗi ngành luật cũng có những nguyên tắc cơ bản riêng phù hợp với đặc thù của nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh. Chẳng hạn, phạm vi điều chỉnh trong BLDS 2005 là quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân, về tài sản trong các quan hệ dân sự, HN&GĐ,
kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là quan hệ dân sự). Do vậy, nhiệm vụ của BLDS là bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong các quan hệ dân sự, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội… Nhiệm vụ này được thể hiện thông qua các nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận; bình đẳng; thiện chí, trung thực; chịu trách nhiệm dân sự; tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp; tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự; tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; tuân thủ pháp luật; hòa giải.
BLDS với tư cách là đạo luật gốc nên các quan hệ HN&GĐ, quan hệ kinh tế, thương mại và lao động xét về bản chất đều được xác lập trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận, khi tham gia quan hệ dân sự các bên đều bình đẳng với nhau. Do vậy, chúng đều là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng và phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản chung của luật dân sự. Tuy nhiên, phù hợp với nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật mình, các quan hệ HN&GĐ còn có những nguyên tắc cơ bản, thể hiện tính đặc thù. Điều này buộc các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ này, đồng thời với việc phải tuân thủ những nguyên tắc chung, cơ bản trong BLDS còn phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản chuyên biệt của ngành luật đó, nó là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt những quy định của từng ngành luật. Chính vì vậy, khi các bên xảy ra tranh chấp, pháp luật cho phép các chủ thể được áp dụng phong tục, tập quán trong trường hợp pháp luật không quy định, các bên không có thỏa thuận và việc áp dụng phong tục, tập quán đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của ngành luật điều chỉnh (bao gồm cả các nguyên tắc chung và các nguyên tắc riêng, mang tính đặc thù).