Việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải đảm bảo tính khả thi trong điều

Một phần của tài liệu Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 93 - 94)

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần bảo vệ các bản sắc văn hóa và chuẩn mực đạo đức truyền thống gia đình Việt Nam nói chung

3.2.3. Việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải đảm bảo tính khả thi trong điều

đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải đảm bảo tính khả thi trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định:

Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số [1, tr. 16].

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế, pháp luật muốn phát huy được vai trò và giá trị điều chỉnh của pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, cần đặt pháp luật trong một chỉnh thể thống nhất với các quy phạm xã hội khác như đạo đức, phong tục, tập quán… Đối với các địa bàn thuộc nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số "phong tục tập quán, luật tục vẫn tồn tại với những yếu tố tích cực và tiêu cực trong các dân tộc thiểu số … Lối làm việc theo tư duy đơn giản, máy móc hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy kìm giữ tính năng động trong suy nghĩ giải quyết công việc…" [57, tr. 15].

Để phù hợp với những tiến bộ của thời đại, không trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển xã hội, ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật Nhà nước. Những phong tục, tập quán đã và đang tồn tại phải được lọc bỏ những yếu tố lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với tình hình mới vì quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng giao lưu quốc tế, phát triển kinh tế thị trường

" Việt Nam cùng một lúc phải xử lý các bài toán giao thoa phức tạp. Một mặt, phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng đa dạng hóa và đa phương

hóa nhằm liên kết và hợp tác quốc tế theo cơ chế thị trường. Mặt khác phải giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc" [80, tr. 128]. Đạt được điều này, đòi hỏi chúng ta trong quá trình chuyển đổi các giá trị văn hóa do tiếp thu các giá trị văn hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế, quốc tế phải nhận biết được cái hay, cái dở để "hình thành được một kiểu văn hóa cá nhân nhằm xác lập được mẫu người hay kiểu nhân cách văn hóa trong giai đoạn lịch sử này - tất nhiên là trên cơ sở kế thừa truyền thống dân tộc và tinh hoa nhân loại" [80, tr. 95]. Có như vậy, phong tục, tập quán được lưu giữ mới có thể hậu thuẫn cho việc thực hiện pháp luật hiệu quả ở những vùng dân tộc ít người, góp phần thực hiện mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, một chuẩn mực nhân văn, dân chủ, nhân đạo, năng động sẽ hình thành để đưa dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các nước phát triển văn minh mà vẫn giữ gìn được các giá trị truyền thống" [80, tr. 143].

Một phần của tài liệu Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)