- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần bảo vệ các bản sắc văn hóa và chuẩn mực đạo đức truyền thống gia đình Việt Nam nói chung
1.3.3.1. Từ năm 1945 đến năm
Sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Nhà nước VNDCCH được thành lập ngày 02/9/1945. Ngay từ khi mới ra đời, chính quyền nhân dân rất quan tâm đến việc xây dựng các quy định của pháp luật để điều hành đất nước. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đấu tranh chống lại "thù trong, giặc ngoài" chính phủ lâm thời chưa thể xây dựng ngay một hệ thống pháp luật mới. Vì vậy, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm sử dụng các luật lệ hiện hành của chế độ cũ với điều kiện "những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và
chính thể dân chủ cộng hòa". Theo Sắc lệnh này thì tại ba miền Bắc - Trung - Nam vẫn duy trì ba bộ dân luật là BDLBK; BDLTK và BDLGY.
Ngày 09/11/1946 Hiến pháp năm 1946 được ban hành đã ghi nhận sự bình đẳng giữa các thành phần dân tộc, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo "Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình" (Điều 7). Riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số "ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung"(Điều 8).
Trong lĩnh vực HN&GĐ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Sắc lệnh thể hiện tính dân chủ, bình đẳng: ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật, đã tuyên bố một số nguyên tắc mới trong HN&GĐ như quyền bình đẳng vợ chồng (Điều 3); quyền tự lập dân sự của người vợ (Điều 5)… Ngày 17/11/1950 ban hành Sắc lệnh 159/SL quy định về vấn đề ly hôn…Tuy nhiên, tại các Sắc lệnh nói trên mới chỉ quy định một cách chung chung nhằm xây dựng chế độ HN&GĐ tiến bộ, dân chủ, xóa bỏ những quy định của chế độ thực dân phong kiến trước đây mà chưa có những quy định riêng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số - nơi mà phong tục, tập quán đã và đang có những ảnh hưởng nhất định. Do vậy, việc tuân thủ những quy định của các Sắc lệnh nêu trên chủ yếu được chấp hành ở khu vực miền xuôi. Đối với khu vực miền núi những quy định đó không được người dân biết đến và họ vẫn sống và làm theo những phong tục, tập quán vốn có từ lâu đời.
Với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ỏ Miền Bắc, việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Hôn nhân một vợ, một chồng; nam nữ bình đẳng và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình; bảo vệ quyền lợi
con cái, thừa nhận và khuyến khích, ghi nhận trong pháp luật HN&GĐ những phong tục, tập quán tốt đẹp đã được đặt ra.