Từ năm 1986 đến năm

Một phần của tài liệu Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 43 - 45)

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần bảo vệ các bản sắc văn hóa và chuẩn mực đạo đức truyền thống gia đình Việt Nam nói chung

1.3.3.3. Từ năm 1986 đến năm

Ngày 29/12/1986 Quốc hội nước CHXHCNVN đã thông qua Luật HN&GĐ 1986. Luật này là văn bản cụ thể hóa Điều 64 và Điều 65 Hiến pháp 1980, đồng thời được chỉ đạo bởi tư tưởng đổi mới của Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam. Kể từ khi Nhà nước ta được thành lập, đây là văn bản pháp luật đầu tiền điều chỉnh về quan hệ HN&GĐ trong phạm vi cả nước kể từ sau khi đất nước thống nhất. Lời nói đầu Luật HN&GĐ Việt Nam tháng 12/1986 đã khẳng định rõ việc ban hành Luật HN&GĐ năm 1986 để "… tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản…".

Điều 55 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định: "Đối với dân tộc thiểu số, Hội đồng Nhà nước căn cứ luật này và tình hình cụ thể mà có những quy định thích hợp". Tuy nhiên, đối với đồng bào dân tộc thiểu số do chưa có điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội; đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên họ chưa thấy được tầm quan trọng trong việc tôn trọng pháp luật. Hơn nữa, nhiều quy định trong Luật HN&GĐ còn chưa phù hợp với thực tế đời sống xã hội và phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, đặc biệt là Nhà nước chưa có những quy định cụ thể về việc áp dụng phong tục, tập quán ở những vùng này. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thi hành Luật HN&GĐ.

Có thể nói, trong suốt mấy chục năm thi hành Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 vấn đề áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số vẫn bị bỏ ngỏ ở mức độ là nguyên tắc chung.

Công cuộc đổi mới đất nước xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, xây dựng cơ chế thị trường, với chủ trương hội nhập quốc tế và khu vực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc… Việt Nam đã và đang từng bước điều chỉnh thể chế pháp luật và hệ thống chính sách kinh tế, thương mại và dịch vụ theo hướng phù hợp với những nguyên tắc, thông lệ của khu vực và thế giới. Năm 1992, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp mới - Hiến pháp của nước CHXHCNVN trong thời kỳ đổi mới. Phù hợp với Hiến pháp năm 1992, nhiều văn bản luật đã được sửa đổi, điều chỉnh và ban hành. Ngày 28/10/1995 Quốc hội đã thông qua Nghị Quyết về việc thi hành BLDS năm 1995. Điều 4 BLDS quy định:

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)