7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
47
VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.4.1 Đối thủ cạnh tranh
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ Ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều Ngân hàng hoạt động với quy mô lớn mạnh, mạng lưới dày đặc, do đó mức độ canh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp. Những đối thủ đó là các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng, hay thậm chí là các nhóm hụi nhỏ, các cá thể cho vay nóng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và các quận huyện giáp ranh có rất nhiều các ngân hàng được thành lập làm cho sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của BIDV Hậu Giang:
a. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Hậu Giang:
Mạng lưới: Sacombank Hậu Giang có 1 chi nhánh là chi nhánh Hậu Giang và 4 phòng giao dịch ở thị xã Ngã Bảy, huyện Long Mỹ, huyện Châu Thành A, và huyện Châu Thành của tỉnh Hậu Giang.
Sản phẩm hoạt động: Tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng,…
Sản phẩm cho vay gồm các hình thức cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng là cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp, cho vay đi làm ở nước ngoài, du học cho vay nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm cho vay góp chợ và cho vay cán bộ công nhân viên đang được quan tâm.
Ngoài ra còn có sản phẩm cho vay thấu chi đối với khách hàng có mở tài khoản tại Ngân hàng.
Dịch vụ chuyển tiền ngày càng hiện đại hóa thông qua mạng vi tính, các dịch vụ chuyển tiền nhanh như thanh toán nội địa, chuyển tiền trong hệ thống Sacombank (online) với mức phí rẻ, chuyển tiền ngoài hệ thống, chuyển tiền ngân hàng liên kết.
b. Ngân hàng công thương chi nhánh Hậu Giang (Vietinbank):
Mạng lưới: Chi nhánh thuận lợi nằm ở trung tâm thành phố Vị Thanh và PGD Cái Tắc.
Sản phẩm dịch vụ cũng tương tự như những NHTM. Nơi đây có địa điểm nhận lệnh giao dịch chứng khoán.
48
Khách hàng: Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản.
c. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Hậu Giang.
Sản phẩm dịch vụ: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ của các thành phần kinh tế với nhiều hình thức đa dạng, kỳ hạn thích hợp, lãi suất hấp dẫn. Bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Một số sản phẩm khác như: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động vốn thông qua phát hành thẻ ATM, các tài khoản tiền gửi thanh toán của các TCKT và các TCTD khác. Sản phẩm tín dụng gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ và cho vay như: cho vay sản xuất kinh doanh, xây dung cơ sở hạ tầng, sửa chữa nhà, cho vay trả góp….chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá.
Mạng lưới: 1 chi nhánh cấp 1 ở trung tâm thành phố Vị Thanh, 7 chi nhánh cấp 2 và 3 PGD nằm ở các huyện trong tỉnh.
Khách hàng: Tất cả khách hàng muốn giao dịch với Ngân hàng từ cá nhân đến hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp và cả hộ nông dân.
Tóm lại ta thấy được tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng như thế nào. Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 1 chi nhánh cấp 1, 7 chi nhánh cấp 2 và 3 PGD, còn Sacombank có 1 chi nhánh cấp 1 và 4 PGD. Ngoài số lượng chi nhánh và PGD của các Ngân hàng khác nhiều hơn BIDV Hậu Giang, còn có các sản phẩm huy động vốn của các Ngân hàng khác đa dạng và phong phú hơn BIDV nên đây là những đối thủ mạnh của BIDV Hậu giang.
4.4.2 Uy tín của Ngân hàng
Uy tín là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của ngân hàng. Bởi khách hàng thường lựa chọn giao dịch với các ngân hàng có uy tín cao, bởi khách hàng nghĩ sẽ an toàn hơn đối với những khoản tiền gửi của mình nếu gửi tiền vào những ngân hàng có uy tín cao hơn. BIDV được tạp chí International Banker (Anh) bầu chọn là ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam (Best Commercial Bank). BIDV là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được tạp chí International Banker trao tặng giải thưởng này. Chi nhánh Ngân hàng BIDV Hậu Giang đưa vào hoạt động hơn 8 năm. Sự phát triển của BIDV Hậu Giang đã mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh nhà và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngân hàng hoạt động kinh
49
doanh có uy tín, tuy gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng Ngân hàng luôn vượt qua để đạt được những thành tựu cao.
4.4.3 Yếu tố tiết kiệm của dân cư
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư. Đây là lượng tiền nhàn rỗi chủ yếu có được do việc người dân tiết kiệm tiêu dùng ở hiện tại để kỳ vọng sẽ được chi tiêu nhiều hơn trong tương lai. Do đó công tác huy động vốn của Ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố này. Nếu không có tiết kiệm thì sẽ không có vốn để đầu tư cho sản xuất và ngược lại.
4.4.4 Điều kiện tự nhiên
BIDV Hậu Giang cách thành phố Cần Thơ khoảng 8km. Nằm trên tuyến quốc lộ 1A, thuận tiện cho việc quảng bá, giao dịch. Tuy nhiên đa phần dân cư hoạt động kinh tế nông nghiệp nên nguồn vốn huy động chủ yếu từ dân cư. Tuy vị trí của chi nhánh không nằm trong trung tâm nhưng gần với khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh cho việc tiếp xúc với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp..
4.4.5 Các yếu tố khác
Chất lượng, thái độ phục vụ của nhân viên, trang thiết bị vật chất cả ngân hàng cũng ảnh hưởng tới quá trình huy động, cho vay vốn của ngân hàng. Chẳng hạn, thái độ phục vụ của nhân viên nếu không tốt, trình độ chuyên môn không cao thì sẽ không giữ được khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới. Nếu trang thiết bị của ngân hàng ngân hàng hiện đại sẽ tạo cảm giác an toàn, tin tưởng về năng lực tài chính của ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch.
50
CHƯƠNG 5
MỘT SỐGIẢI PHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢHUYĐỘNG
VỐNTẠINGÂNHÀNGTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHINHÁNHHẬU GIANG
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1.1 Nguồn vốn điều chuyển lớn
Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trên 80% trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh và tăng qua các năm. Đây là nguồn vốn có chi phí điều hòa vốn cao làm giảm tính chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn.
5.1.2 Nguồn vốn huy động ngoại tệ còn hạn chế
Lượng vốn huy động bằng ngoại tệ trong những năm gần đây giảm liên tục, do chi nhánh nằm ở tỉnh thuần nông, dân cư hoạt động kinh doanh chủ yếu là nông nghiệp, hoạt động xuất khẩu của các TCKT trong khu vực gần đây không tăng trưởng mạnh. Khách hàng gửi vào ngân hàng nhưng lượng tiền huy động được từ hình thức vận động này rất ít. Vì chỉ thu hút qua dân cư là chính và với lãi suất huy động khá thấp.
5.1.3 Vị trí và đối tượng khách hàng của Ngân hàng
Do Ngân hàng nằm ở vị trí dân cư đa số dân cư hoạt động kinh tế nông nghiệp, nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng của Ngân hàng chủ yếu là nông dân. Mặt khác, vốn huy động từ tiền gửi thanh toán chưa cao, các doanh nghiệp trên địa bàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đa số dân cư trong khu vực là nông dân nên nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng còn hạn chế.
5.1.4 Nguồn vốn huy động còn thấp
Nguồn vốn huy động còn thấp và năm 2013 giảm đến 14,27% so với năm 2012 do công tác huy động vốn chưa hiệu quả, các hinh thức khuyến mãi của Ngân hàng chưa được phổ biến rộng rãi. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn vốn huy động là tiền gửi của dân cư, đây là nguồn vốn tương đối ổn định nhưng cũng là nguồn vốn có chi phí lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Mặt khác, vốn huy động từ tiền gửi thanh toán chưa cao, các doanh nghiệp trên địa bàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đa số dân cư trong khu vực là nông dân nên nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng còn hạn chế. Ngoài ra, thông qua chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động ta thấy
51
lượng vốn huy động của Ngân hàng không đủ để phục vụ cho nhu cầu vay vốn, nên cần phải thêm vốn điều chuyển để bù vào khoản còn thiếu.
5.2 GIẢI PHÁP
5.2.1 Linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn
Với nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng quá lớn, chi nhánh phải phụ thuộc vào nguồn vốn hội sở, không chủ động được trong việc sử dụng vốn cũng như chi phí sử dụng vốn cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, vì thế Ngân hàng cứ tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn để có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻ.
5.2.2 Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng ngoại tệ
ĐVT: Triệu USD/năm
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kim ngạch xuất nhập khẩu 216,279 240,240 350,408
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang
Bảng 5.1 Kim nghạch xuất nhập khẩu tỉnh Hậu Giang (2011- 2013) Qua bảng 5.1 ta thấy hoạt động xuất nhập khẩu tỉnh Hậu Giang ngày càng phát triển kim nghạch mua bán với nước ngoài gia tăng qua các năm, nhiều sản phẩm truyền thống của tỉnh Hậu Giang được ưa chuộng như: cá tra, cá basa,… chất lượng và giá cả hợp lý nên thuận lợi cho xuất khẩu. Nên để tăng vốn huy động bằng ngoại tệ, chi nhánh cần phải có chính sách hấp dẫn để thu hút tiền gửi từ TCKT có hoạt động xuất khẩu trên địa bàng vì các doanh nghiệp lớn như: Minh Phú, Cafatex, Việt Hải đang hoạt động ổn định và trong năm có thêm nhiều doanh nghiệp mới tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp như: Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Sông Hậu, Công ty Cổ phần chế biến Thủy sản Long Phú và Công ty TNHH Lạc Tỷ II. Ngoài ra Ngân hàng cần phát triển hệ thống Western Union hơn nữa để tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng khi nhận tiền, nếu Ngân hàng có chính sách huy động vốn hấp dẫn thì có thể sau khi nhận tiền khách hàng sẽ gửi lại như thế chi nhánh không cần phải đi đâu xa, tốn kém nhiều chi phí mà lại có nguồn vốn huy động dễ dàng.
5.2.3 Đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng
Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, lập danh sách những khách hàng tiềm năng để từ đó tìm cách tiếp cận đến các khách hàng này. Thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua việc tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng đến giao dịch bằng cách phục vụ chu đáo, tận tình. Đặc biệt là vào các dịp lễ
52
tết nên viết thư thăm hỏi, tặng quà cho những khách hàng có số dư tài khoản lớn và quan hệ lâu dài với chi nhánh. Lắng nghe, nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng là gì để dưa ra sản phầm tương ứng đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Việc tìm kiếm khách hàng của cán bộ tín dụng trong điều kiện kinh tế như hiện nay gặp nhiều khó khăn vì thế nên duy trì chính sách thi đua, khen thưởng trong công tác huy động vốn, bằng cách này sẽ khích lệ tinh thần làm việc năng động, hiệu quả hơn góp phần tăng hiệu quả trong công tác huy động vốn.
5.2.4 Tăng cường hoạt động marketing
Đẩy mạnh việc tiếp thị và quảng bá hình ảnh, thương hiệu, có thể kết hợp tài trợ một số chương trình truyền hình, học bổng để giúp khách hàng dễ dàng nhận biết được Ngân hàng, tuy thời gian qua Ngân hàng đã có nhiều chương trình huy động vốn nhưng những chương trình này chưa đa dạng và thu hút được nhều khách hàng mới. Vì vậy,trong thời gian tới Ngân hàng cần thực hiện những chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn cũng như đa dạng hóa sản phẩm, thiết kế sản phẩm theo từng nhóm khách hàng. Như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu tiền gửi của khách hàng.
5.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ
Cần nâng cấp trụ sở, mua sắm trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa, nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách tăng cường nâng cấp trang thiết bị, máy ATM để tạo sự thuận tiện, sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch, ứng dụng các cộng nghệ để rút ngắn thời gian giao dịch, tạo thêm nhiều tiện ích trong thanh toán, giao dịch với khách hàng.
53
CHƯƠNG6
KẾT LUẬN
Trong những năm qua mặc dù đất nước đối mặt với những khó khăn thách thức, tình hình kinh tế có nhiều bến động như: tình hình lạm phát, giá vàng, giá xăng tăng cao. Tuy nhiên hệ thống Ngân hàng nói chung vả BIDV Hậu Giang nói riêng đã và đang nỗ lực rất lớn đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho mục tiêu tăng trưởng của đất nước.
Qua phân tích hoạt động huy động vốn tại chi nhánh, ta biết nhu cầu về vốn để cho vay của Ngân hàng là lớn. Bên cạnh những thành tích đạt được, chi nhánh vẫn còn một số khó khăn làm ảnh hưởng và hạn chế trong công tác huy động vốn, khó khăn nhất là vấn đề thị phần huy động vốn do trên địa bàng có nhiều TCTD. Vốn huy động của Ngân hàng biến động, giảm trong những năm gần đây, đặc biệt là chi nhánh quá phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển điều này làm mất tính chủ động của chi nhánh trong việc sử dụng vốn do phải đợi vốn điều chuyển từ cấp trên đưa về, đồng thời cũng góp phần làm cho chi phí hoạt động của chi nhánh tăng lên do chi phí sử dụng vốn điều chuyển lớn hơn vốn huy động.
Do đó chi nhánh cần nỗ lực tìm ra các giải pháp tích cực để vượt qua những khó khăn đó, từ đó gia tăng mức độ cạnh tranh của chi nhánh với các NHTM khác trên địa bàng và làm cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngày càng mở rộng và phát triển.
54 1. Báo Hậu Giang (2013). Dấu ấn mới.
http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE17F67B/Dau_an_moi. aspx[Ngày truy cập: 30 tháng 10 năm 2014]
2. Mai Văn Nam, 2008. Nguyên lý thống kê kinh tế. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
3. Ngân hàng BIDV. http://www.bidv.com.vn/ [Ngày truy cập: 30 tháng 10 năm 2014]
4. Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hậu Giang (2011). Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang năm 2011.
http://www.haugiang.gov.vn/Portal/Default.aspx?pageindex=7&pageid=138 7&siteid=1 [Ngày truy cập: 30 tháng 10 năm 2014]
5. Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hậu Giang (2012). Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang năm 2012.
http://www.haugiang.gov.vn/Portal/Default.aspx?pageindex=7&pageid=224 4&siteid=1 [Ngày truy cập: 30 tháng 10 năm 2014]
6. Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hậu Giang (2013). Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang năm 2013.
http://www.haugiang.gov.vn/Portal/Default.aspx?pageindex=7&pageid=224 4&siteid=1 [Ngày truy cập: 30 tháng 10 năm 2014]
7. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.
8. Thái Văn Đại, 2003. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.
9. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.
10. Trần Văn Nhí (2013). Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng