Khái quát về nguồn vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 42 - 45)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.1.1 Khái quát về nguồn vốn của Ngân hàng

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động, tạo lập được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Việc thừa vốn hay thiếu vốn đều ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Như vậy, việc cân đối nguồn vốn của một Ngân hàng là rất cần thiết, nhằm đảm bảo tính an toàn và hệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nhận thức được điều đó, các NHTM nói chung và BIDV nói riêng đa không ngừng đẩy mạnh mở rộng nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng thah toán và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho khách hàng. Dưới đây là bảng số liệu về kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng năm 2014. Cụ thể, năm 2011 tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh lên 2.847.063 triệu đồng ở năm 2012. Sự tăng mạnh này là do nỗ lực của ngân hàng trong công tác huy động vốn bằng nhiều biện pháp tích cực như khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn đã giúp ngân hàng chiếm lại vị thế của mình, đồng thời nhờ một lượng lớn vốn điều chuyển từ Hội sở nên đã đẩy tổng nguồn vốn lên cao. Trong 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn của ngân hàng tăng 577.817 triệu đồng so với cùng thời điểm trong năm 2013 tuy nhiên sự tăng lên của tổng nguồn vốn lại phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển.

31 Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của BIDV- Hậu Giang giai đoạn 2011 – 6T/2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp, ngân hàng BIDV- Hậu Giang

Khoản mục 2011 2012 2013 6T-2012 6T-2013 6T-2014 Chênh lệch

2011/2012 2012/2013 6T-2012/6T-2013 6T-2013/6T-2014

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Vốn huy động 301.044 341.490 292.747 425.600 261.334 209.929 40.446 13,44 -48.743 -14,27 -164.266 -38,60 -51.405 -19,67 Vốn điều chuyển 1.788.833 2.447.043 2.682.379 1.995.646 2.525.388 3.128.513 656.905 36,72 235.336 9,62 529.742 26,54 603.125 23,88 Vốn và các quỹ 62.465 58.530 65.200 74.803 42.786 68.883 -3.935 -6,30 6.670 11,40 -32.017 -42,80 26.097 60,99

32

4.1.1.1 Nguồn vốn huy động

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm được ưu tiên hàng đầu. Năm 2012 vốn huy động của Ngân hàng là 341.490 triệu đồng tăng trở, tăng 40.446 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại góp phần tăng 13,44% vốn huy động so với năm 2011 kéo theo tổng nguồn vốn năm 2012 cũng tăng lên, bên cạnh đó do ngân hàng có những chính sách điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi, đưa vào các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng để thu hút lượng tiền nhàn rỗi, người dân làm ăn hiệu quả hơn tăng nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng hơn. Sang năm 2013 vốn huy động của Ngân hàng giảm 48.743 triệu đồng so với năm 2012, nguồn vốn huy động giảm làm giảm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, nguyên nhân do lượng tiền gửi của dân cư và từ KBNN giảm, lãi suất huy động giảm nên người dân có xu hướng chuyển tiền vào các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, ngoại tệ,... hơn là gửi vào ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình vốn huy động ở mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do từ đầu tháng 03/2012, ngân hàng đã nhiều lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, mức trần lãi suất huy động VND được điều chỉnh giảm từ 13%/năm xuống 9%/năm đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, nhận thức được xu hướng nên nhiều người đã gửi tiền vào ngân hàng lúc lãi suất còn cao để hưởng lãi trong khi những kênh đầu tư khác đang gặp nhiều rủi ro. Trong khi tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra trong những tháng đầu năm 2013 làm giảm lượng tiền giao dịch của các tổ chức kinh tế kéo theo lượng vốn huy động cũng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013.

4.1.1.2 Nguồn vốn điều chuyển

Là một ngân hàng chi nhánh thì sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng Hội sở là không thể thiếu, nhưng lợi nhuận sẽ thu được nhiều hơn nếu ngân hàng có thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng huy động vốn của mình. Trong giai đoạn 2011 đến 06/2014 BIDV Hậu Giang còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ cấp trên, tỷ lệ vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng khá cao và luôn tăng trong tổng nguồn vốn (trên 80%). Vốn điều chuyển tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng cao nhất tăng 656.905 triệu đồng so với năm 2011, sự tăng mạnh này chủ yếu là do sau khi tách phòng giao dịch Vị Thanh thành chi nhánh Tây Nam thì BIDV Hậu Giang cần một nguồn vốn lớn bù đắp để ổn định tình hình hoạt động nên đã sử dụng vốn của Hội sở. Trong 6

33

tháng 2014 vốn điều chuyển tăng 23,88% so với cùng kỳ 2013, do nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu giúp cải thiện tình hình hoạt động doanh nghiệp nên nhu cầu vay vốn tăng lên cần lượng vốn lưu chuyển thay cho lượng vốn huy động còn thấp. Như vậy vốn điều chuyển của chi nhánh tăng qua các năm để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, tuy nhiên tỷ trọng vốn điều chuyển khá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của chi nhánh, giảm nhiều lợi nhuận, hơn nữa sẽ được đánh giá là ngân hàng chưa có tính độc lập của mình. Vì thế chi nhánh nên chú trọng hơn nữa đến công tác huy động vốn trong thời gian tới.

4.1.1.3 Vốn và các quỹ

Ngoài vốn điều chuyển và vốn huy động chi nhánh còn có vốn và các quỹ khác, tuy nhiên nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ không quá 3% trong tổng nguồn vốn. Do công tác trích lập các quỹ chịu sự ảnh hưởng của kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng nên nguồn vốn này có sự biến động qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)