7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.3.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá có liên quan đến hoạt động huy động vốn
động vốn của ngân hàng
4.3.2.1 Vốn huy động không kỳ hạn/ Tổng vốn huy động
Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau như: để đảm bảo an toàn, để được hưởng dịch vụ thanh toán,… Do đó tính chất của khoản mục này thường không ổn định trong tình hình kinh tế hiện nay. Trong những năm qua, tỷ trọng này có sự chuyển biến nhưng với biên độ nhỏ. Cụ thể năm 2011 là 36,58% tăng lên 44,99% trong năm 2012 và đạt 35,10% vào 6 tháng đầu năm 2014. Dễ thấy khoản tiền này không vì mục đích sinh lời vì lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn có cơ cấu chủ yếu là nguồn tiền gửi thanh toán từ khách hàng doanh nghiệp và dân cư. Khác với vốn điều chuyển thì vốn huy động không kỳ hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng vốn huy động của BIDV Hậu Giang . Ngân hàng thường sử dụng khoản tiền này để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời của mình. Do đó ngân hàng cần phải tập trung nhiều hơn vào khoản mục này đề có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu cầu vốn tạm thời của mình, ngân hàng cần phải nghiên cứu thêm để có thể đƣa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn không kỳ hạn của các cá nhân và doanh nghiệp trong thời gian tới. Ngân hàng có thể cải thiện lượng vốn huy động không kỳ hạn bằng cách tăng cường phát hành thẻ tín dụng, thẻ thanh toán cho các cá nhân và tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong hoạt động giao dịch mua bán của họ.
45
4.3.2.2 Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của ngân hàng. Đối với vốn huy động có kỳ hạn, Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong kinh doanh và sẽ giúp ngân hàng điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn. Đây là khoản mục quan trọng nhất và luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của BIDV Hậu Giang biến động không nhiều. Năm 2011 thì tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng là 63,42%, năm 2012 giảm còn 55,00%, đến năm 2013 thì tăng lên còn 73,92%. 6 tháng đầu năm 2014 đạt 64,90%. Điều này cho ta thấy hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng là cao và tăng trong những năm gần đây qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt cho ngân hàng vì với lượng vốn ổn định này tăng thì ngân hàng càng chủ động trong việc vạch ra kế hoạch đầu tư vào các dự án hay cho vay dài hạn. Do đó, ngân hàng nên tiếp tục duy trì và cố gắng tăng cường thu hút tiền gửi có kỳ hạn, nhằm tăng dần tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn, tức là tăng nguồn vốn ổn định cho hoạt động của Ngân hàng
4.3.2.3 Chi phí lãi/ Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng. Theo bảng 4.5 ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động khá rõ qua ba năm, tức là khoản chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động được một đồng vốn có thay đổi trong các năm qua. Nhìn chung thì khoản mục này của BIDV Hậu Giang có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Trong năm 2011, để có một đồng vốn ngân hàng phải bỏ ra 0,1341 đồng chi phí, đến năm 2013 thì giảm mạnh xuống còn 0,0618 đồng, nguyên nhân do Ngân hàng nhiều lần hạ lãi suất huy động. Chỉ số này cao nên không tốt cho Ngân hàng, vì khi đó Ngân hàng đã huy động với mức lãi suất cao, tuy nhiên trong những năm Ngân hàng đã nhiều lần hạ lãi suất nên chỉ số này cũng có xu hướng giảm. Với khoản vốn huy động tăng thêm này có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Song, để hoạt động huy động vốn càng hiệu quả hơn thì ngân hàng cần phải tính toán mức lãi suất huy động thật hợp lý nhằm có thể giảm thiểu chi phí huy động trên một đồng vốn.