7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.2.1 Huy động vốn theo thành phần kinh tế
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế của BIDV- Hậu Giang giai đoạn 2011 – 06/2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6-2012 6-2013 6-2014 Chênh lệch
2011/2012 2012/2013 6-2012/6-2013 6-2013/6-2014
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
TG của TCKT 52.371 76.212 133.281 64.417 54.501 57.063 23.841 45,52 57.069 74,88 -9.916 -15,39 2.562 4,70 TG của dân cư 176.650 178.682 128.971 319.909 172.624 136.515 2.032 1,15 -49.711 -27,82 -147.285 -46,04 -36.109 -20,92 -Tiền gửi thanh toán 3.438 3.784 6.635 4.182 4.270 9.277 346 10,06 2.851 75,34 88 2,10 5.007 117,26 -Tiền gửi tiết kiệm 173.212 174.898 122.336 315.727 168.354 127.238 1.686 0,97 -52.562 -30,05 -147.373 -46,68 -41.116 -24,42 TG của KBNN 72.023 86.596 30.495 41.274 34.209 16.351 14.573 20,23 -56.101 -64,78 -7.065 -17,12 -17.858 -52,20
Tổng vốn huy động 301.044 341.490 292.747 425.600 261.334 209.929 40.446 13,44 -48.743 -14,27 -164.266 -38,60 -51.405 -19,67
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp, ngân hàng BIDV- Hậu Giang Ghi chú: TCKT: Tổ chức kinh tế
TG: Tiền gửi
35
Tiền gửi của các TCKT
Tiền gửi từ nhóm khách hàng này là tiền từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Nhóm khách hàng này thường gửi tiền ở Ngân hàng để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch, hay nói cách khác mục đích gửi tiền của các TCKT là để thanh toán. Đối với loại tiền gửi này khách hàng sẽ được Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng. Tuy nhiên cũng có nhưng lúc họ gửi tiền với mục đích sinh lời dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn. Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nguồn vốn huy động được từ đối tượng này chiếm tỷ trọng thứ hai sau nguồn vốn từ dân cư tuy vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữa hai đối tượng này, qua bảng số liệu nêu trên thì lượng vốn mà đối tượng này đóng góp vào nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng dần qua các năm.
Tuy là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng trong thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã cùng hòa nhịp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với việc tập trung nhiều khu công nghiệp trên địa bàng như: khu công nghiệp Nam Sông Hậu (huyện Châu Thành), cụm công nghiệp Vị Thanh), cụm công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A), ngoài ra còn có nhiều trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như các doanh nghiệp lâu năm, kinh doanh có hiệu quả nên nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của các TCKT là khá cao. Cụ thể khoản tiền gửi này năm 2012 tăng nhẹ 23.841 triệu đồng, nguyên nhân là do sự điều hành của Chính Phủ và NHNN, lạm phát đã được kiềm chế ở mức 6,81% (Tổng cục thống kê, 2012). Bước sang năm 2013 tiền gửi của các TCKT tăng mạnh 57.069 triệu đồng so với năm 2012, có được sự tăng trưởng này là do năm 2012 trên địa bàng có thêm 312 doanh nghiệp mới được thành lập. Nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đựơc phổ biến và được các doanh nghiệp ưa chuộng vì tính an toàn và tiện lợi.
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi dân cư luôn đóng một vai trò rất quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tiền gửi của dân cư gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn do cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng để sử dụng các tiện ích do Ngân hàng cung cấp như các loại thẻ ATM, thẻ thanh toán khác. Vốn huy động từ dân cư vẫn luôn là nguồn vốn chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
36
Nguồn vốn này mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế sự tăng hay giảm của của nguồn vốn này tác động không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng và góp phần tăng đáng kể khả năng cấp tín dụng ngắn hạn, dài hạn, góp phần mang lợi nhuận cho ngân hàng.
6 tháng đầu năm 2012 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013 do đầu năm người dân cần tiền để đầu tư, kinh doanh nên lượng vốn huy động của Ngân hàng giảm. Năm 2013 vốn huy động từ dân cư giảm 49.711 triệu đồng so với năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn, tình trạng thất nghiệp gia tăng nên người dân dè dặt hơn trong việc chi tiêu, mua bán làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng giảm. Bên cạnh đó, phần lớn người dân trên địa bàng là nông dân nên thói quen của người dân thường sử dụng tiền mặt để giao dịch, cũng như giao dịch không lớn, nên nhu cầu nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng còn ở mức thấp.
Tiền gửi của KBNN
Khi bội thu về ngân sách, chưa có nhu cầu sử dụng hay phân bổ ngân sách thì kho bạc có thể gửi tại các NHTM, khi đó nguồn tiền này hình thành vốn của các NHTM. Tiền gửi của kho bạc tại chi nhánh trong những năm qua có sự tăng giảm liên tục. Những năm gần đây tiền gửi của KBNN có xu hướng giảm. 6 tháng đầu năm 2014 tiền gửi của KBNN giảm 17.858 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 do tỉnh Hậu Giang mở rộng và xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng mới, nâng cấp đường phố, giải tỏa các khu vực nhà cửa làm mất mỹ quan đô thị.
Tóm lại, nguồn vốn huy động tiền gửi đối với các NHTM có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động tạo lập nguồn vốn để kinh doanh của Ngân hàng, tuy nguồn vốn huy động từ các TCKT tăng trong những năm gần đây nhưng tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm kéo theo tổng vốn huy động của Ngân hàng giảm vì nguồn tiền gửi này là nguồn chủ yếu cho Ngân hàng thực hiện các dự án đầu tư, tạo lập nguồn vốn để cho vay. Ngân hàng nên nắm bắt nhu cầu của người dân để có những chính sách, sản phẩm phù hợp đặc biệt là chính sách lãi suất linh hoạt cũng như tuyên truyền, phổ biến sản phẩm huy động vốn của mình để tác động đến thói quen, thị hiếu đầu tư của dân cư từ đó khai thác được nguồn vốn tiềm năng từ đối tượng này, tạo được niềm tin với khách hàng
37