7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
tác huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng, bằng cách đa dạng hóa các loại kỳ hạn và lãi suất dưới 12 tháng để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng.
Với sự tăng trưởng liên tục của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đây là dấu hiệu đáng mừng, Ngân hàng cần củng cố và phát huy hơn nữa. Nguyên nhân của việc tăng ổn định qua các năm một mặt là vì do hoạt động kinh doanh của người dân có hiệu quả, người dân có dư lượng tiền nhàn rỗi với uy tín của Ngân hàng cao nên người dân an tâm gửi tiền với kỳ hạn trên 12 tháng để hưởng lãi suất cao. Sự gia tăng liên tục của nguồn vốn này đã tạo nhiều thuận lợi cho Ngân hàng trong việc sử dụng để cho vay ngắn hạn lẫn trung dài hạn vì tính chất ổn định của nguồn vốn này cao.
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
Để hiểu rõ về kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng, ta lần lượt xem xét một số chỉ tiêu: Tổng VHĐ/Tổng nguồn vốn, VHĐKKH/ Tổng vốn huy động, VHĐCKH/ Tổng vốn huy động, Chi phí lãi/ Tổng vốn huy động, Tổng dư nợ /tổng vốn huy động. Các chỉ tiêu đó được tập trung trong bảng 4.5.
4.3.1 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động huy của Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-Chi nhánh Hậu Giang
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gồm các chỉ tiêu: Vốn huy động / tổng nguồn vốn, Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động.
42
Bảng 4.5 Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của BIDV- Hậu Giang giai đoạn 2011 – 06/2014
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp, ngân hàng BIDV- Hậu Giang
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 6 tháng đầu năm
2011 2012 2013 6-2012 6-2013 6-2014
Tổng vốn huy động Triệu đồng 301.044 341.490 292.747 425.600 261.334 209.929
Vốn huy động CKH Triệu đồng 190.923 187.823 216.400 356.853 201.259 136.248
Vốn huy động KKH Triệu đồng 110.121 153.667 76.347 68.747 60.075 73.681
Chi phí trả lãi tiền gửi Triệu đồng 40.357 43.445 18.100 23.657 10.935 21.493
Tổng dư nợ Triệu đồng 2.081.001 2.755.353 2.941.408 2.397.430 2.752.175 3.284.242
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.152.342 2.847.063 3.040.326 2.496.049 2.829.508 3.407.325
VHĐ/Tổng nguồn vốn % 13,99 11,99 9,63 17,05 9,24 6,16
VHĐKKH/ Tổng vốn huy động % 36,58 44,99 26,08 15,19 22,99 35,10
VHĐCKH/ Tổng vốn huy động % 63,42 55,00 73,92 83,85 77,01 64,90
Chi phí lãi/ Tổng vốn huy động % 13,41 12,72 6,18 5,56 4,18 10,24
43
4.3.1.1Vốn huy động/ tổng nguồn vốn
Vốn huy động thể hiện thế mạnh của Ngân hàng. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn thể hiện Ngân hàng tự chăm lo nguồn vốn để đủ sức hoạt động tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy công tác huy động vốn không đủ sức cho vay, phải vay từ Trung ương hay các TCTD khác, mức vốn vay này có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngoài dân cư. Vì vậy, nếu tỷ lệ này thấp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Ngược lại nếu chi nhánh chăm lo công tác đầu tư tốt, huy động nguồn vốn cao, nhưng không chăm lo đầu ra gây ứ động vốn thì hậu quả cũng không kém như thiếu vốn, vì vậy phải cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để cân đối một cách hệu quả.
Vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, với phương châm “đi vay để cho vay” thì vốn huy động phải chiếm từ 70% trở lên trên tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ lệ khá thấp so với tổng nguồn vốn. Cụ thể, năm 2011 tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm qua các năm, mặc dù nguồn vốn huy động có tăng, nhưng tăng không đáng kể và ngân hàng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. 6 tháng đầu năm 2014 đạt 6,16% do nguồn vốn huy động của Ngân hàng giảm trong khi đó nhu cầu đi vay của người dân càng cao, buộc Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn.
Từ phân tích trên ta tấy vốn huy động trên tổng nguồn vốn còn khá thấp qua các năm, Ngân hàng còn phụ huộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên. Trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay để có thể cạnh tranh với các TCTD trên cùng địa bàng thì Ngân hàng cần tìm ra biện pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa. Đảm bảo vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh và cũng chủ động hơn về vốn trong hoạt động nhằm làm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên.
4.3.1.2 Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động
Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Ngoài ra chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả và có thể gây khó khăn cho Ngân hàng về mặt tài chính vì phải trả phần chi phí huy động vốn mà không có phần thu nhập từ lãi vay để bù đắp.
44
Nhìn chung, tình hình sử dụng vốn huy động của BIDV Hậu Giang chỉ ở mức tương đối. Năm 2011 dư nợ trên vốn huy động là 6,91 lần, chỉ số này nói lên cứ 6,91 đồng dư nợ thì có 1 đồng có vốn huy động tham gia cùng. Bước sang năm 2012 mức dư nợ trên vốn huy động tăng lên ở mức 8,07 lần. Nghĩa là cứ 8,07 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Đến năm 2013 chỉ số này tiếp tục tăng, 6 tháng đầu năm 2014 ở mức 15,64 lần. Chỉ số này tăng ở mức cao và tăng qua các năm cho thấy công tác huy động vốn chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, phải sử dụng nguồn vốn quá lớn từ Hội sở. Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa và cần có những giải pháp đưa ra để đưa tỷ số này giảm xuống, nếu có thể thì giữ ở mức cân bằng hoặc nhỏ hơn 1 thì càng tốt. Vì vậy, trong những năm tới Ngân hàng cần nghiên cứu mở rộng thêm nhiều hình thức huy động vốn mới để thu hút hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhằm cung cấp nhiều hơn cho nghiệp vụ cấp tín dụng của mình
4.3.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá có liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng động vốn của ngân hàng
4.3.2.1 Vốn huy động không kỳ hạn/ Tổng vốn huy động
Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau như: để đảm bảo an toàn, để được hưởng dịch vụ thanh toán,… Do đó tính chất của khoản mục này thường không ổn định trong tình hình kinh tế hiện nay. Trong những năm qua, tỷ trọng này có sự chuyển biến nhưng với biên độ nhỏ. Cụ thể năm 2011 là 36,58% tăng lên 44,99% trong năm 2012 và đạt 35,10% vào 6 tháng đầu năm 2014. Dễ thấy khoản tiền này không vì mục đích sinh lời vì lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn có cơ cấu chủ yếu là nguồn tiền gửi thanh toán từ khách hàng doanh nghiệp và dân cư. Khác với vốn điều chuyển thì vốn huy động không kỳ hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng vốn huy động của BIDV Hậu Giang . Ngân hàng thường sử dụng khoản tiền này để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời của mình. Do đó ngân hàng cần phải tập trung nhiều hơn vào khoản mục này đề có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu cầu vốn tạm thời của mình, ngân hàng cần phải nghiên cứu thêm để có thể đƣa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn không kỳ hạn của các cá nhân và doanh nghiệp trong thời gian tới. Ngân hàng có thể cải thiện lượng vốn huy động không kỳ hạn bằng cách tăng cường phát hành thẻ tín dụng, thẻ thanh toán cho các cá nhân và tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong hoạt động giao dịch mua bán của họ.
45
4.3.2.2 Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của ngân hàng. Đối với vốn huy động có kỳ hạn, Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong kinh doanh và sẽ giúp ngân hàng điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn. Đây là khoản mục quan trọng nhất và luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của BIDV Hậu Giang biến động không nhiều. Năm 2011 thì tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng là 63,42%, năm 2012 giảm còn 55,00%, đến năm 2013 thì tăng lên còn 73,92%. 6 tháng đầu năm 2014 đạt 64,90%. Điều này cho ta thấy hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng là cao và tăng trong những năm gần đây qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt cho ngân hàng vì với lượng vốn ổn định này tăng thì ngân hàng càng chủ động trong việc vạch ra kế hoạch đầu tư vào các dự án hay cho vay dài hạn. Do đó, ngân hàng nên tiếp tục duy trì và cố gắng tăng cường thu hút tiền gửi có kỳ hạn, nhằm tăng dần tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn, tức là tăng nguồn vốn ổn định cho hoạt động của Ngân hàng
4.3.2.3 Chi phí lãi/ Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng. Theo bảng 4.5 ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động khá rõ qua ba năm, tức là khoản chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động được một đồng vốn có thay đổi trong các năm qua. Nhìn chung thì khoản mục này của BIDV Hậu Giang có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Trong năm 2011, để có một đồng vốn ngân hàng phải bỏ ra 0,1341 đồng chi phí, đến năm 2013 thì giảm mạnh xuống còn 0,0618 đồng, nguyên nhân do Ngân hàng nhiều lần hạ lãi suất huy động. Chỉ số này cao nên không tốt cho Ngân hàng, vì khi đó Ngân hàng đã huy động với mức lãi suất cao, tuy nhiên trong những năm Ngân hàng đã nhiều lần hạ lãi suất nên chỉ số này cũng có xu hướng giảm. Với khoản vốn huy động tăng thêm này có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Song, để hoạt động huy động vốn càng hiệu quả hơn thì ngân hàng cần phải tính toán mức lãi suất huy động thật hợp lý nhằm có thể giảm thiểu chi phí huy động trên một đồng vốn.
46
ĐVT: %
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp, ngân hàng BIDV- Hậu Giang
Hình 4.1 Tỷ lệ phần trăm từng loại tiền gửi trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản… do đó, qua việc xác định cơ cấu vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân hàng.
Qua hình 4.1 ta thấy, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây, cao nhất là năm 2013 chiếm tỷ trọng 73,92%. Riêng tiền gửi thanh toán biến động qua các năm, có xu hướng giảm gần đây và chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tiền gủi tiết kiệm trong tổng vốn huy động. Việc xem xét tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động ta có thể thấy được Ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm nên Ngân hàng sẽ phải trả nhiều chi phí để có được nguồn vốn này. Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng khá thấp, mặt khác lãi suất trả cho nguồn vốn này nhỏ hơn lãi suất phải trả cho loại tiền gửi tiết kiệm nên chi phí trả cho loại tiền gửi thanh toán không cao. Qua đó Ngân hàng cần dùng nhiều chính sách hấp dẩn hơn để có thể tăng lượng tiền gửi thanh toán.
47
VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.4.1 Đối thủ cạnh tranh
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ Ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều Ngân hàng hoạt động với quy mô lớn mạnh, mạng lưới dày đặc, do đó mức độ canh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp. Những đối thủ đó là các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng, hay thậm chí là các nhóm hụi nhỏ, các cá thể cho vay nóng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và các quận huyện giáp ranh có rất nhiều các ngân hàng được thành lập làm cho sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của BIDV Hậu Giang:
a. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Hậu Giang:
Mạng lưới: Sacombank Hậu Giang có 1 chi nhánh là chi nhánh Hậu Giang và 4 phòng giao dịch ở thị xã Ngã Bảy, huyện Long Mỹ, huyện Châu Thành A, và huyện Châu Thành của tỉnh Hậu Giang.
Sản phẩm hoạt động: Tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng,…
Sản phẩm cho vay gồm các hình thức cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng là cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp, cho vay đi làm ở nước ngoài, du học cho vay nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm cho vay góp chợ và cho vay cán bộ công nhân viên đang được quan tâm.
Ngoài ra còn có sản phẩm cho vay thấu chi đối với khách hàng có mở tài khoản tại Ngân hàng.
Dịch vụ chuyển tiền ngày càng hiện đại hóa thông qua mạng vi tính, các dịch vụ chuyển tiền nhanh như thanh toán nội địa, chuyển tiền trong hệ thống Sacombank (online) với mức phí rẻ, chuyển tiền ngoài hệ thống, chuyển tiền ngân hàng liên kết.
b. Ngân hàng công thương chi nhánh Hậu Giang (Vietinbank):
Mạng lưới: Chi nhánh thuận lợi nằm ở trung tâm thành phố Vị Thanh và PGD Cái Tắc.
Sản phẩm dịch vụ cũng tương tự như những NHTM. Nơi đây có địa điểm nhận lệnh giao dịch chứng khoán.
48
Khách hàng: Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản.
c. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Hậu Giang.
Sản phẩm dịch vụ: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ của các thành phần kinh tế với nhiều hình thức đa dạng, kỳ hạn thích hợp, lãi suất hấp dẫn. Bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Một số sản phẩm khác như: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động vốn thông qua phát hành thẻ ATM, các tài khoản tiền gửi thanh toán của các TCKT và các TCTD khác. Sản phẩm tín dụng gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ và cho vay như: cho vay sản xuất kinh doanh, xây dung cơ sở hạ tầng, sửa chữa nhà, cho vay trả góp….chiết khấu thương phiếu