4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.5.1. Sắc ký lớp mỏng
Tiến hành
Dược liệu M cao TP (g) M sap.TP (g) Hiệu suất (%) %
Sâm chưa chế biến 1,024 0,506 49,41 23,24
Mẫu sâm 2 giờ 1,077 0,4663 43,29 20,57
Mẫu sâm 4 giờ 1,028 0,4323 42,05 19,35
Mẫu sâm 6 giờ 0,83 0,324 39,03 19,47
Mẫu sâm 8 giờ 0,85 0,340 40,00 20,44
- Chiết Sohxlet bằng MeOH 100%
- Kiểm tra bằng SKLM đảm bảo chiết kiệt saponin.
- Cô giảm áp ở 50 ºC, thu cắn. - Sấy chân không ở 50 ºC đến khô. - Cân cắn thu được.
- Cân lượng thích hợp cao toàn phần nạp lên cột Diaion HP-20.
- Rửa giải lần lượt với nước, MeOH 100%, CHCl3.
Dịch nước (hợp chất đường) Dịch MeOH (hợp chất saponin) Dịch CHCl3. (hợp chất béo) Cắn saponin toàn phần
- Cô giảm áp ở 50 ºC, thu cắn. - Sấy chân không ở 50 ºC đến khô. - Cân cắn thu được.
Dược liệu
Dịch MeOH
Cao MeOH toàn phần
Formatted: Bullets and Numbering
Formatted: Bullets and Numbering
Mẫu: Cân 10 mg mẫu cao methanol toàn phần và saponin toàn phần của các mẫu sâm chưa chế biến và qua chế biến, hòa tan trong 0,5 ml methanol và chấm lên bản mỏng với lượng tương đương.
Chất hấp phụ: Bản mỏng tráng sẳn silicagel F254 (Merck) Hệ dung môi: Cloroform-Methanol-Nước (65:35:10, lớp dưới) Phát hiện: Thuốc thử acid sulfuric 10%/ cồn.
Kết quả
a) Cao MeOH toàn phần b) Saponin toàn phần
Hình 3.7.Hình 4.7. Sắc ký đồ SKLM so sánh cao methanol toàn phần và saponin toàn phần của sâm Việt Nam chưa chế biến và qua chế biến.
T0. Sâm Việt Nam chưa chế biến
T2, T4, T6, T8 . Sâm Việt Nam sau khi chế biến ở điều kiện 2, 4, 6, 8 giờ.
Nhận xét
Trên sắc ký đồ của các mẫu sâm có đa số các vết giống nhau về màu sắc và giá trị Rf. Riêng các mẫu sâm Việt Nam sau khi chế biến còn có thêm một vết mới có giá trị Rf 0,64 mà mẫu sâm chưa chế biến không có. Hơn nữa, độ đậm màu và kích thước các vết này tăng dần theo thời gian hấp các mẫu sâm. Điều này chứng tỏ có sự thay đổi về thành phần saponin trong quá trình chế biến.