Phân lập các phân đoạn đơn giản

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến đổi thành phần saponin của sâm việt nam (panax vietnamesnsis) trong quá trình chế biến (Trang 68 - 69)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.6.1.Phân lập các phân đoạn đơn giản

Qua thăm dò các hệ dung môi tiến hành sắc ký cột cho thấy hệ dung môi CHCl3- MeOH cho khả năng tách tốt nhất.

Trên sắc ký lớp mỏng so sánh saponin toàn phần của sâm Việt Nam trước khi chế biến và mẫu sâm Việt Nam sau khi chế biến 8 giờ cho thấy vết mới ở phân đoạn phân cực trung bình. Do đó bước đầu thăm dò điều kiện tách phân đoạn có vết mới này.

Tiến hành

Formatted: TIEU DE CAP 2

Formatted: Normal, Justified

Formatted: TIEU DE CAP 3

Nhồi cột:Bằng phương pháp nhồi cột ướt với dung môi là CHCl3, ổn định cột vài giờ trước khi nạp mẫu. Lượng silicagel là 20g trên cột thủy tinh kích thước 2,5cmx15cm.

Nạp mẫu: Cân 2g cao saponin toàn phần mẫu 8 giờ hòa trong lượng tối thiểu methanol .Nạp mẫu lên cột và để ổn định vài giờ trước khi khai triển.

Khai triển: Dung môi khai triển là CHCl3-MeOH theo tỉ lệ MeOH tăng dần (mỗi lần tăng không quá 5%). Tốc độ hứng là 5ml/phút. Thể tích dung môi hứng ở mỗi phân đoạn là 5 ml.

Kết quả: Kiểm tra kết quả bằng sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi CHCl3-MeOH (8:2), chấm so sánh với saponin toàn phần của sâm việt Nam chưa qua chế biến. Kết quả thu được 5 phân đoạn chính sau:

Hình 4.19. Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng các phân đoạn qua cột sắc ký cổ điển Kết quả các phân đoạn cho thấy phân đoạn 1 và 2 đều có chất mới, tuy nhiên phân đoạn 2 thu được khối lượng mẫu 150mg, nhiều hơn phân đoạn 1 nên tiến hành tách chất mới từ phân đoạn này bằng HPLC chế hóa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến đổi thành phần saponin của sâm việt nam (panax vietnamesnsis) trong quá trình chế biến (Trang 68 - 69)