BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc (Trang 31 - 34)

3. Phân theo tính chất

BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

2008/2007 2009/2008

GT lệ(%)Tỷ GT lệ(%)Tỷ GT lệ(%)Tỷ GT %tăng,giảm GT %tăng,giảm Tổng vốn 2.082,0 2 100,00 3.485,78 100,00 4.920,1 2 100,00 1.403,7 6 67,42 1.434,3 4 41,15 1. Phân theo tính chất - Vốn lưu động 964,83 46,34 1.991,64 57,14 2.756,12 56,02 1.026,81 106,42 764,48 38,38 - Vốn cố định 1.117,19 53,66 1.494,14 42,86 2.164,00 43,98 376,95 33,74 669,86 44,83 2. Phân theo NV - NV CSH 996,00 47,84 1.102,29 31,62 1.217,58 24,75 106,29 10,67 115,29 10,46 - Nợ phải trả 1.086,02 52,16 2.383,49 68,38 3.684,54 74,89 1.297,47 119,47 1.301,05 54,59 Nợ ngắn hạn 310,17 28,56 414,02 17,37 528,06 14,33 103,85 33,48 114,04 27,54 Nợ dài hạn 775,85 71,44 1.969,47 82,63 3.156,48 85,67 1.193,62 153,85 1.187,01 27,54 Vốn bình quân 1 LĐ 0,855 - 1,492 - 2,116 - 0,636 74,37 0,625 41,88

Sang đến năm 2009, tổng số vốn tiếp tục tăng so với năm 2008, tăng 41,15% hay tăng 1.434,34 tỷ đồng. Để đánh giá một cách chính xác hơn về biến động tình hình tài chính của Công ty chúng ta xem xét theo các chỉ tiêu sau:

Xét theo tính chất: gồm vốn cố định và vốn lưu động, trong cơ cấu nguồn vốn

của Công ty ta thấy rằng tỷ trọng VLĐ và VCĐ có sự thay đổi qua các năm, biểu hiện là năm 2007 VLĐ của Công ty chiếm tỷ trọng 46,34% và VCĐ là 53,66%; Nhưng sang năm 2008 kết cấu VLĐ và VCĐ của Công ty đã có sự thay đổi, trong đó VLĐ lại chiếm tỷ trọng lớn hơn VCĐ, thể hiện VLĐ chiếm tỷ trọng là 57,14% và VCĐ chiếm 42,86%, đã có sự chuyển dịch cơ cấu VLĐ và VCĐ.

Năm 2008 so với năm 2007 VLĐ và VCĐ của Công ty đều tăng, tuy nhiên VLĐ tăng mạnh hơn, cụ thể VLĐ tăng 106,29% hay tăng 1.026,81 tỷ đồng, tức đạt 1.991,64 tỷ đồng; Còn VCĐ tăng 33,74% hay tăng 376,95 tỷ đồng, tức đạt 1.494,14 tỷ đồng; Năm 2008 có sự tăng nhanh của VLĐ như vậy là do Công ty mở rộng quy mô sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều làm cho VLĐ tăng nhanh, và trong năm này Công ty đã đầu tư mua thêm máy móc, thiết bị phụ vụ cho dây chuyền sản xuất mới 2 triệu tấn/ năm để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời Công ty cũng đầu tư mua thêm phượng tiện vận tải phục vụ việc vận chuyển, nguyên vật liệu, hàng hoá nên số VCĐ cũng tăng đáng kể.

Sang năm 2009 VLĐ và VCĐ của Công ty tiếp tục tăng với tốc độ tăng cũng khá mạnh, cụ thể là VCĐ tăng 44,83% hay tăng 669,86 tỷ đồng; VLĐ tăng 38,38% hay tăng 764,48 tỷ đồng so với năm 2008. Có sự tăng lên của VCĐ là do Công ty đã đầu tư mua thêm tài sản cố đinh, máy móc thiết bị để chuẩn bị cho việc đưa dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động. Đồng thời Công ty tiếp tục mở rộng thêm quy mô sản xuất nên số VLĐ cũng tăng lên đáng kể.

Xét theo cơ cấu nguồn vốn: vốn của Công ty hình thành từ 2 nguồn: vốn chủ sở

hữu và nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn). Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn các khoản nợ, cụ thể: năm 2007, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 47,84%, các khoản nợ chiếm 52,16%, sang năm 2008 cơ cấu nguồn vốn lại thay đổi mạnh, VCSH chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 31,62%, các khoản nợ chiếm

68,38%. Và đến năm 2009, cơ cấu VCSH lại tiếp tục giảm trong tổng nguồn vốn của Công ty và các khoản nợ phải trả chiếm tới 74,89% trong tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ đều không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, so với năm 2007 thì năm 2008, nguồn VCSH tăng 10,67% hay tăng tương ứng là 106,29 tỷ đồng. Điều này cho thấy Công ty có khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và sẽ chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc tăng nhanh của nguồn VCSH Công ty còn nhận thêm các khoản nợ, tăng 119,47% hay tăng 1.297,47 tỷ đồng. Các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng, trong đó nợ dài hạn tăng mạnh, tăng 153,85% hay tăng 1.193,62 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đang chiếm dụng được một khoản nợ khá lớn. Đó là một điều tốt vì đã lợi dụng được nguồn vốn bên ngoài trong thời gian dài để sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận cho Công ty và hình thành các chiến lược kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, cũng có nghĩa là yêu cầu thanh toán của Công ty cũng tăng lên, thêm một gánh nặng trong việc trả nợ, đồng thời cũng làm giảm uy tín của Công ty trên thương trường khi khách hàng, bạn hàng, cơ quan chủ quản nhà nước nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấy khoản nợ rất lớn. Đây cũng là vấn đề lâu dài mà Công ty cần giải quyết và có biện pháp khắc phục.

Năm 2009, nguồn VCSH và nợ tiếp tục tăng, tuy nhiên tăng nhẹ hơn, không tăng đột biến như năm 2008. Thể hiện: VCSH tăng 10,46% hay tăng tương ứng 115,29 tỷ đồng, khoản nợ tăng 54,59% hay tăng 1.301,05 tỷ đồng so với năm 2008, trong đó nợ ngắn hạn và dài hạn cũng tăng lên.

Qua phân tích, ta thấy nguồn vốn của Công ty qua 3 năm đều tăng lên, đặc biệt là nguồn VCSH bổ sung một lượng khá lớn thể hiện khả năng tự chủ của Công ty ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó, khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn tăng mạnh nhằm đáp ứng việc mở rộng quy mô SXKD. Cụ thể, vốn bình quân trên lao động năm 2007 là 0,855 tỷ đồng đến năm 2009 con số này đạt 2,116 tỷ đồng, tức đã tăng 1,261 tỷ đồng so với năm 2007.

Tóm lại, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển cần phải có chính sách hiệu quả hơn để quản lý các khoản phải thu để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, các khoản phải trả tránh tình trạng nợ quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ. Bên cạnh đó cần có chính sách để quản lý vốn bằng tiền tốt hơn, để đảm bảo

khả năng thanh toán tức thời của Công ty được tốt hơn trong những thời điểm cần thiết. Mặt khác cũng cần có những biện pháp quản lý vốn cố định như tài sản cố định, đầu tư trang bị máy móc thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w