- Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng, đẩy mạnh đào tạo bên
4.2.2 Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh
Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty (chương III), ta thấy Công ty đã chưa khai thác, sử dụng nguồn vốn một cách tối đa, và nhất là trong việc sử dụng nguồn VCĐ. Do đó trong thời gian tới Công ty phải không ngừng nỗ lực để bảo tồn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả SXKD.
• Vốn cố định: chủ yếu tập chung vào lượng TSCĐ, nguồn VCĐ của Công ty qua 3 năm là khá lớn, để đảm bảo nguồn VCĐ suy cho cùng là đảm bảo cho TSCĐ không bị lạc hậu. Trong quá trình hoạt động sản xuất cần tận dụng công suất máy móc thiết bị,
hạn chế những hao mòn vô hình, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ để máy móc thiết bị được sử dụng liên tục. Đồng thời, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng máy móc nhằm phục vụ tốt cho chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Phải đánh giá và đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác để xác định được giá trị thực của TSCĐ là một cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý. Vì khấu hao hợp lý vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh bảo toàn được vốn, vừa dỡ gây ra biến động lớn trong giá thành và giá sản phẩm.
• Vốn lưu động:
Để tiến hành SXKD ngoài VCĐ, còn có VLĐ, do đó Công ty cần sử dụng lượng VLĐ một cách có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, dư thừa vốn. Trong những năm tiếp theo Công ty cần xác định số VLĐ cần thiết trong chu kỳ kinh doanh, để đảm bảo VLĐ cần thiết tối thiểu cho quá trình SXKD được tiến hành liên tục, tránh ứ đọng vốn, thúc đẩy tốc độ luân chuyển của vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng VLĐ thông qua các chỉ tiêu: mức đảm nhiệm VLĐ, số vòng quay VLĐ, mức doanh lợi VLĐ, từ đó kịp thời điều chỉnh và có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả vốn.