KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc (Trang 80 - 82)

- Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng, đẩy mạnh đào tạo bên

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành xi măng, với bề dầy hoạt động 30 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, sản phẩm đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn đã được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy. Với tiềm năng còn rất lớn của thị trường xi măng trong nước, cùng với chiến lược phát triển mở rộng, nâng cao công suất nhà máy lên 3,8 triệu tấn/năm, Công ty Xi măng Bỉm Sơn tự tin sẽ vững bước phát triển, giành được sự tin cậy của khách hàng, giữ vững và nâng cao được thị phần, xứng đáng là một trong những lá cờ đầu của ngành xi măng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

Năm 2006, Công ty bắt đầu cổ phần hoá với những phương hướng mới, cơ chế hoạt động mới, bộ máy quản lý Công ty hoạt động có hiệu quả hơn, qua đó hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được nâng cao.

Trong 3 năm 2007- 2009, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm với tốc độ tương đối cao; nhất là năm 2008, tốc độ tăng của doanh thu là 25,75%, tốc dộ tăng của lợi nhuận là 59,68%. Do đó, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu cũng tăng lên, cụ thể năm 2007 là 0,09 lần, năm 2008 tăng lên là 0,11 lần. Hay chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí cũng tăng như năm 2007 chỉ tiêu này đạt 0,095 lần, năm 2009 tăng lên 0,122 lần, có nghĩa khi Công ty bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu được 0,122 đồng lợi nhuận. Đây là những dấu hiệu đáng mừng ghi nhận sự nỗ lực của ban lanh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty.

Bên cạnh đó trình độ của người lao động cũng được nâng cao, số lao động có trình độ đại học và trên đại học luôn tăng qua các năm, số công nhân nghề được đào tạo theo đúng yêu cầu của công việc cũng tăng lên, đồng thời số lao động chưa qua đào tạo giảm xuống. Sự tăng lên của chất lượng lao động đã làm cho năng suất lao động bình quân của Công ty tăng lên qua 3 năm, như năm 2007 năng suất lao động của Công ty là 0,64 tỷ đồng/ người/ năm, đến năm 2009 chỉ tiaau này tăng lên và đạt 0,92 tỷ đồng/ người/ năm. Ngoài ra, Công ty luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách của nhà nước, của Công ty đối với người lao động về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ hưu trí, tai nạn lao động, công tác an toàn lao động cũng rất được Công ty chú trọng,

quan tâm. Từ đó, đã kích thích được năng lực của người lao động, nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2007- 2009) chưa cao, nhất là hiệu quả sử dụng VCĐ, biểu hiện rõ nhất là ở chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ qua 3 năm đều giảm lần lượt là 1,39 lần, 1,31 lần và 0,99 lần, hay chỉ tiêu mức doanh lợi VCĐ cũng giảm qua các năm. Đồng thời các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ cũng giảm như chỉ tiêu mức đảm nhiệm VLĐ qua 3 năm lần lượt là 0,62; 1,02 và 1,29 lần, sự tăng lên của chỉ tiêu này là không tốt. Do đó Công ty cần quan tâm hơn nữa việc quản lý và sử dụng VCĐ và VLĐ để nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn đảm bảo kinh doanh hiệu quả.

Do vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, trong thời gian tới bên cạnh việc duy trì và phát huy những mặt tích cực, Công ty cần sớm khắc phục những hạn chế của mình để hướng tới mục tiêu cuối cùng là doanh thu tối đa với chi phí thấp nhất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và tiếp cận thực tiễn về thực trạng tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w