tăng trưởng ổn định dự kiến tăng 6,5% thu hút đầu tư lớn, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao nên nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng trong đó có xi măng, nhu cầu xi măng cả nước dự báo tăng khoảng 7% – 10% khoảng từ 49- 50 triệu tấn.
- Việt Nam với hơn 86 triệu dân, là một quốc gia đang phát triển do đó tiềm năng nhu cầu thị trường rất lớn. Hiện nay, với tốc độ đô thị hoá cao, các công trình xây dựng nâng cấp của các tỉnh, thành phố đang được hoàn thiện, nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà ở cũng tăng mạnh. Do đó, cùng với vật liệu xây dựng khác, nhu cầu xi măng là rất lớn.
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng nên kéo theo nhu cầu về nhà ở ngày càng cao, đây là cơ hội để đẩy mạnh bán hàng.
- Môi trường công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại, Công ty có thể tiếp cận với công nghệ mới nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Nước ta gia nhập AFTA và Tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra cơ hội Công ty mở cửa thị trường tiêu thụ.
- Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã giao quyền chủ động cho các thành viên trong Tổng công ty được chủ động quyết định giá bán, khuyến mại và các chính sách bán hàng và phối hợp thị trường để kinh doanh có hiệu quả.
Khó khăn
- Lao động của Công ty tương đối đông, tại thời điểm 31/12/2009 là 2.325 người với tuổi đời bình quân cao, chất lượng hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ mới và phương pháp quản lý mới.
- Công ty đang duy trì hai dây chuyền công nghệ sản xuất clinker với hai phương pháp khác nhau: dây chuyền 1 sản xuất theo phương pháp ướt, dây chuyền số 2 sản xuất theo phương pháp khô trong điều kiện thiết bị không đồng bộ. Vì vậy, việc sắp xếp lao động để bố trí cho 2 dây chuyền gặp không ít khó khăn và có giá thành chi phí cao.
- Giá nguyên liệu đầu vào (clinker, thanh đá) tăng cao làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm tăng cao.
- Xa cảng biển nên việc đưa xi măng vào thị trường Miền trung và Miền Nam gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Công ty chưa có một bộ phận Marketing chuyên nghiệp, cán bộ ở Ban kế hoạch thị trường còn thiếu những người có trình độ chuyên môn cao, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường.
- Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN có hiệu lực toàn bộ thì Công ty phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất trong nước mà còn cả với đối tác liên doanh nước ngoài vốn có tiềm lực kinh tế mạnh để chiếm lĩnh thị trường thường bằng các chính sách khuyến mại và quảng cáo lớn kéo dài nhiều ngày, nhiều kỳ, giảm giá bán liên tục.
- Nằm trong vùng nhà máy có nhiều nhà máy xi măng có công suất lớn và trang thiết bị hiện đại và nhu cầu tiêu thụ không cao.
- Mặc dù nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung xi măng ra thị trường ngày càng nhiều. Theo dự báo, cung và cầu xi măng trong nước gần đến điểm cân bằng và bắt đầu có dư thừa từ năm 2009 trở đi tạo nên sức ép cạnh tranh gay gắt.
4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2015 và những mục tiêu trong năm 2010 năm 2010