Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 30)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích các chỉ tiêu kinh tế bằng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối kết hợp dùng đồ thị để biểu diễn những chỉ tiêu.

Tỷ trọng % từng

khoản mục chi phí =

Số chi cho từng khoản mục

x 100%

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1. Thời gian thành lập 3.1.1.1. Thời gian thành lập

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long (ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long) được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 14/06/2006, tiền thân là Tổ tín dụng Vĩnh Long trực thuộc chi nhánh Cần Thơ.

Hiện tại, Chi nhánh có hai phòng giao dịch trực thuộc là:

- Phòng giao dịch Bình Minh: khai trương hoạt động vào ngày 24/01/2007 - Phòng giao dịch 30 tháng 4: khai trương hoạt động vào ngày 25/04/2008 Số lượng nhân sự tại Chi nhánh và các phòng giao dịch tính đến thời điểm tháng 01/2009 là 65 người.

3.1.1.2. Địa điểm trụ sở

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long có trụ sở tại 156 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.

3.1.1.3. Khen thưởng

- Bằng khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà Nước và các tổ chức chính trị xã hội năm 2007 (Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 29/01/2008 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

- Bằng khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long ủng hộ một trăm hai mươi bảy triệu đồng xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại tỉnh Vĩnh Long năm 2008 (Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 06/10/2008 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

- Giấy khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long đã có thành tích: Hoàn thành tốt công tác thuế năm 2007 (Quyết định số 349/QĐ- CT ngày 12/11/2008 của Cục thuế Nhà Nước tỉnh Vĩnh Long)

- Bằng khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long xây dựng doanh nghiệp phát triển đúng hướng và bền vững tiêu biểu trong phong

trào thi đua sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao năm 2008 (Quyết định số58/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

3.1.2. Hoạt động kinh doanh

Hiện tại, Sacombank có thể cung cấp tới khách hàng tất cả các dịch vụ đang có tại Việt Nam.

- Thanh toán quốc tế: từng bước, từng bước, vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, Ngân hàng đã có những thành công bước đầu trong nghiệp vụ này. - Kinh doanh ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh của hoạt động này như: nghiệp vụ hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Future), quyền chọn (Option),… cũng góp phần đa dạng hoá sản phẩm, cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng.

- Dịch vụ chuyển tiền: Đây là dịch vụ truyền thống ra đời ngay trong những ngày đầu thành lập ngân hàng và từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường. - Các dịch vụ khác: Như bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động thu, chi hộ, quản lý ngân quỹ,… cũng đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định đồng thời góp phần đa dạng hoá sản phẩm và quảng bá thương hiệu ngân hàng

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng 3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng

Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh đồng thời cũng thực hiện tốt các chính sách của Nhà Nước tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các ngành nghề. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long.

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long Nguồn: Phòng Hành Chánh GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC PHÒNG HỖ TRỢ PHÒNG CÁ NHÂN PHÒNG DOANH NGHIỆP PHÒNG KẾ TOÁN & QUỸ

P.HÀNH CHÁNH BỘ PHẬN TIẾP THỊ DN BỘ PHẬN TIẾP THỊ CN BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÍN DỤNG BỘ PHẬN XỬ LÝ GIAO DỊCH BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN QUỸ BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH DN BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH CN PHÒNG GIAO DỊCH

3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban a. Chức năng và nhiệm vụ của phòng doanh nghiệp

Chức năng

Tiếp thị doạnh nghiệp:

- Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể - Tiếp thị và quản lý khách hàng

- Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp - Chức năng khác

 Thẩm định doanh nghiệp:

- Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng - Chức năng khác

Nhiệm vụ

Tiếp thị doanh nghiệp:

- Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho Phòng tiếp thị và phát triển sản phẩm Doanh nghiệp và tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh.

- Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể

- Tham mưu Ban lãnh đạo Chi nhánh giao, điều phối chỉ tiêu bán hàng cho đơn vị trực thuộc Chi nhánh

- Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng - Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng

- Trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc Chi nhánh

- Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ

- Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ

- Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh và toàn Ngân hàng

- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng

- Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đơn vị trực thuộc

- Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồithông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng

- Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan

- Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ

- Thông báo quyết định của Ngân hàng đến khách hàng liên quan đến đề nghị sản phẩm dịch vụ của khách hàng

- Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng thời hạn

- Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần, khắc phục khó khăn.

- Quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc Chi nhánh trong mảng chức năng được giao

Thẩm định doanh nghiệp:

- Phối hợp với Bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng

- Nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng - Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng

- Phối hợp với Phòng Thẩm định/Phòng Dự án của Ngân hàng trong công tác thu thập hồ sơ, đánh giá khách hàng

- Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc Chi nhánh

- Thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho Bộ phận Tiếp thị doanh nghiệp

- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay

- Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường chất lượng thẩm định.

b. Chức năng và nhiệm vụ của phòng cá nhân

Chức năng

Tiếp thị cá nhân:

- Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể - Tiếp thị và quản lý khách hàng - Chăm sóc khách hàng cá nhân - Chức năng khác  Thẩm định cá nhân: - Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng - Chức năng khác  Nhiệm vụ Tiếp thị cá nhân:

- Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho Phòng tiếp thị Cá nhân và tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh

- Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể

- Tham mưu Ban lãnh đạo Chi nhánh giao, điều phối chỉ tiêu bán hàng cho đơn vị trực thuộc Chi nhánh

- Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng - Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng

- Trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc Chi nhánh

- Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ

- Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ

- Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh và toàn Ngân hàng

- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng

- Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đơn vị trực thuộc

- Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng

- Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan

- Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ

- Thông báo quyết định của Ngân hàng đến khách hàng liên quan đến đề nghị sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng

- Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng kỳ hạn

- Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng,quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần, khắc phục khó khăn.

- Quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc Chi nhánh trong mảng chức năng được giao

Thẩm định cá nhân:

- Phối hợp với bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng

- Nghiên cứu hồ sơ phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng - Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng

- Phối hợp với Phòng Thẩm định của Ngân hàng trong công tác thu thập hồ sơ, đánh giá khách hàng

- Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc Chi nhánh

- Thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho Bộ phận Tiếp thị cá nhân

- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay

- Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường chất lượng thẩm định.

c. Chức năng và nhiệm vụ của phòng hỗ trợ

Chức năng

Quản lý tín dụng:

- Kiểm soát tín dụng - Quản lý nợ

- Chức năng khác  Thanh toán quốc tế:

- Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế - Xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế - Chức năng khác

Xử lý giao dịch

Nhiệm vụ

Quản lý tín dụng:

- Thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay - Tiếp nhận tài sản bảo đảm

- Kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo Chi nhánh những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có)

- Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có): hợp đông tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ; tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm và các giấy tờ có liên quan

- Tham gia cùng với bộ phận Thẩm định doanh nghiệp/cá nhân kiểm tr sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với khách hàng có nợ xấu

- Lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trước khi lập giấy giải chấp; hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo cho khách hàng

- Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh theo quy định của ngân hàng

- Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo doanh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng … theo chính sách tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả

- Theo dõi các báo cáo cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, thông báo cho phòng Cá nhân/doanh nghiệp về tình hình thu vốn, lãi của Chi nhánh và diễn biến của từng món vay

- Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không thu được lãi

- Đề xuất biện pháp thực hiện việc thu nợ đối với các khoản nợ trễ hạn, nợ quá hạn, nợ xấu

- Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất sau: tình hình nợ đến hạn trong mười ngày kế tiếp; nợ trễ hạn; nợ được gia hạn; nợ quá hạn đến ba tháng, sáu tháng, chín tháng, mười hai tháng, trên muời hai tháng; danh mục cho vay theo ngành nghề, theo loại khách hàng, theo lãi suất, theo hạn mức và một số báo cáo khác có liên quan đến tín dụng

- Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện - Lưu trữ, bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhận nợ, giấy gia hạn nợ và các giấy từ liên quan khác

- Tổ chức lưu giữ toàn bộ các bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu

- Thông báo nhắc nợ nội bộ cho bộ phận Thẩm định doanh nghiệp/cá nhân và bộ phận tiếp thị doanh nghiệp/cá nhân

Thanh toán quốc tế:

- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến L/C nhập khẩu - Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nhờ thu nhập khẩu - Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến L/C xuất khẩu - Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nhờ thu xuất khẩu - Xử lý nhờ thu trơn

- Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu theo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của ngân hàng

- Thực hiện các báo cáo về công tác thanh toán quốc tế cho phòng thanh toán quốc tế

- Xử lý các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài - Thực hiện việc xác nhận mang ngoại tệ

- Đầu mối thực hiện phát hành bankdraft theo uỷ quyền của Ban Tổng giám đốc, xử lý nghiệp vụ huỷ bankdraft theo yêu cầu khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 30)