Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 51 - 53)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2. Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm quan trọng mà khi phân tích chúng ta không thể bỏ qua được.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngoài nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên, thì ngân hàng cần có thêm nguồn vốn do tự huy động từ các thành phần kinh tế khác nhau. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập, các ngân hàng muốn nâng cao tính cạnh tranh của mình thì đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động được nguồn vốn. Do đó, ngân hàng phải phát huy tốt công tác huy động vốn để góp phần ổn định nguồn vốn, giảm việc sử dụng vốn từ ngân hàng cấp trên và góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Để có thể phần nào hiểu rõ hơn về công tác huy động vốn của ngân hàng, sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình số dư huy động của Chi nhánh qua ba năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: Tình hình số dư huy động qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và dân cư. Qua bảng số liệu trên, ta có những nhận xét như sau:

Số dư huy động của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và dân cư có sự biến động không ổn định. Đối với các tổ chức tín dụng, số dư huy động này có sự tăng giảm khác nhau qua ba năm cụ thể là: Năm 2007, số dư huy động là 1.264 triệu đồng, giảm 369 triệu đồng, tức giảm 22,6% so với năm 2006; Năm 2008 số dư huy động là 1.996 triệu đồng tăng 732 triệu đồng, tức tăng 57,9% so với năm 2007. Đối với các tổ chức kinh tế và dân cư, số dư huy động luôn tăng qua các năm, cụ thể là: Năm 2007, số dư huy động là 298.196 triệu đồng tăng 240.518

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Tổ chức tín dụng 1.633 1.264 1.996 (369) (22,6) 732 57,9 Tổ chức kinh tế và dân cư 57.678 298.196 381.127 240.518 417 82.931 27,8 Tổng 59.311 299.460 383.123 240.149 404,9 83.663 27,9

triệu đồng, tức tăng 417% so với năm 2006; Năm 2008 số dư huy động là 381.127 triệu đồng tăng 82.931 triệu đồng, tức tăng 27,8% so với năm 2007.

Nếu xét về mặt tổng thể thì tổng số dư huy động của Chi nhánh luôn tăng qua ba năm, cụ thể như sau: Năm 2007, tổng số dư huy động là 299.460 triệu đồng tăng 240.149 triệu đồng, tức tăng 404,9% so với năm 2006; Năm 2008 tổng số dư huy động là 383.123 triệu đồng tăng 83.663 triệu đồng, tức tăng 27,9% so với năm 2007. Nhìn chung, tốc độ tăng của tổng số dư huy động năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng số dư huy động năm 2007 so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho số dư huy động của ngân hàng tăng lên với tỷ trọng cao là do vào năm 2008 lãi suất huy động của các ngân hàng đều cao. Đây là một biện pháp nhằm hạn chế lượng tiền thừa trong lưu thông góp phần làm giảm lạm phát. Chính vì vậy nên đã thu hút được lượng tiền gửi đáng kể của các thành phần kinh tế. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư huy động của Chi nhánh. Cụ thể là năm 2006 số dư huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm 97,2% trong tổng số dư huy động; năm 2007 chiếm 99,6% và năm 2008 chiếm 99,5% trong tổng số dư huy động. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, vì vậy ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn để thu hút lượng tiền gửi của thành phần này ngày càng nhiều nhằm ổn định nguồn vốn và để đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn của khách hàng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)