Phân tích lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 70 - 72)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.5.3. Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản, … và vô hình như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng hay phần trăm thị phần ngân hàng chiếm được …

Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đương đầu với những khó khăn về mặt tài chính. Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để giải đáp vấn đề trên đòi hỏi các nhà quản trị phải phân tích lợi nhuận của ngân hàng một cách chặt chẽ. Thông qua việc phân tích, các nhà phân tích có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay của mình, xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời qua phân tích lợi nhuận, nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 15: Tổng hợp tình hình lợi nhuận qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán

Xét về mặt tổng thể thì lãi ròng (thu nhập ròng) của ngân hàng qua ba năm tuy có sự biến động tăng giảm khác nhau, thế nhưng lãi ròng vẫn được đảm bảo.

Năm 2007, thu nhập ròng là 4.302 triệu đồng tăng 3.005,3 triệu đồng tức tăng 231,8% so với năm 2006. Đây là một kết quả khả quan cho Chi nhánh khi thời gian thành lập chưa lâu mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận và lãi ròng tăng với một tốc độ khá cao.

Năm 2008, lãi ròng của Chi nhánh là 2.073,6%, giảm 2.228,4 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 51,8% so với năm 2007.Tình hình kinh tế vào thời gian này có nhiều biến động làm cho hoạt động của ngân hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà lãi ròng đã có chiều hướng giảm so với năm trước với tỷ lệ giảm tương đối cao là 51,8%. Thu nhập ròng biến động tăng hay giảm là do ảnh hưởng của thu nhập và chi phí.

Tổng thu nhập của Chi nhánh qua ba năm có sự gia tăng đáng kể. Năm 2007 tổng thu nhập tăng 20.773 triệu đồng tức tăng 334,9% so với năm 2006. Năm 2008, tổng thu nhập tăng 29.789 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 110,4% so với năm 2007. Thu nhập tăng cao góp phần vào sự gia tăng của lợi nhuận. Trong năm qua do lãi suất ngân hàng tăng cao làm cho các khoản thu từ lãi cho vay cũng tăng lên, đồng thời các khoản thu dịch vụ cũng có sự gia tăng đáng kể.

Bên cạnh sự gia tăng của thu nhập là sự tăng lên của chi phí. Tổng chi phí vào năm 2007 là 21.000 triệu đồng tăng 16.599 triệu đồng tức tăng 377,2% so với năm 2006. Năm 2008, tổng chi phí là 53.884 triệu đồng tăng 32.884 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 156,6% so với năm 2007. Nguyên nhân chính của sự gia tăng chi

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 6.202 26.975 56.764 20.773 334,9 29.789 110,4 Tổng chi phí 4.401 21.000 53.884 16.599 377,2 32.884 156,6 Lãi thuần 1.801 5.975 2.880 4.174 231,8 (3.095) (51,8) Thuế thu nhập 504,3 1.673 806,4 1.168,7 231,8 (866,6) (51,8) Lãi ròng 1.296,7 4.302 2.073,6 3.005,3 231,8 (2.228,4) (51,8)

phí cũng là do lãi suất tăng cao thu hút đông đảo khách hàng gửi tiền làm cho các khoản chi lãi tăng cao.

Tuy là lãi ròng qua ba năm vẫn được đảm bảo nhưng tốc độ tăng của tổng chi phí luôn cao hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập. Chính vì lý do này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)