7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.5.2. Phân tích chi phí
Muốn tối đa hoá lợi nhuận thì phải không ngừng nâng cao thu nhập. Điều đó chưa đủ để cho một doanh nghiệp hay ngân hàng phồn thịnh. Một yếu tố quan trọng nữa góp phần làm tăng hay giảm lợi nhuận mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là chi phí. Vì vậy, phân tích chi phí cho biết quy mô tín dụng, chi phí nào là chính trong hoạt động của Chi nhánh, đồng thời sẽ có những biện pháp tiết kiệm các khoản chi phí không hợp lý.
Bảng 14: Tình hình chi phí qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Chi lãi 1.832 13.655 42.620 11.823 645,4 28.965 212,1 Chi dịch vụ 129 601 1.080 472 365,9 479 79,7 Chi điều hành 2.440 6.744 10.184 4.304 176,4 3.440 51 Tổng 4.401 21.000 53.884 16.599 377,2 32.884 156,6 Nguồn: Phòng Kế Toán
Tổng chi phí của ngân hàng qua ba năm đều có sự gia tăng. Năm 2007, tổng chi phí là 21.000 triệu đồng tăng 16.599 triệu đồng tức tăng 377,2% so với năm
2006. Năm 2008, tổng chi phí là 53.884 triệu đồng tăng 32.884 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 156,6% so với năm 2007.
Chi phí của ngân hàng bao gồm các khoản: Chi lãi, chi dịch vụ, chi điều hành. Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng khoản chi cụ thể.
1832 13655 42620 1292440 601 1080 6744 10184 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Chi lãi Chi dịch vụ Chi điều hành
Hình 6: Tình hình chi phí qua 3 năm a. Chi lãi:
Đây là khoản chi chủ yếu và nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của ngân hàng. Năm 2007, chi lãi là 13.655 triệu đồng tăng 11.823 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 645,4% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng là 65% trong tổng chi phí. Năm 2008, chi lãi là 42.620 triệu đồng tăng 28.965 triệu đồng tức tăng 212,1% so với năm 2007 và chi lãi chiếm 79,1% trong tổng chi phí. Mặt khác ta thấy rằng tốc độ tăng của thu từ lãi thấp hơn tốc độ tăng của chi lãi. Năm 2007 so với năm 2006, tốc độ tăng của thu từ lãi là 324,9%, thế nhưng tốc độ tăng của chi lãi là 645,4%. Năm 2008 so với năm 2007, tuy là tốc độ tăng của cả thu từ lãi và chi lãi có giảm hơn so với trước nhưng tốc độ tăng của chi lãi là 212,1% cao hơn tốc độ tăng của thu từ lãi là 109,5%. Nguyên nhân làm cho chi lãi tăng với tốc độ cao như vậy là vào những tháng cuối năm 2007 và năm 2008, lãi suất ngân hàng tăng cao dẫn đến lượng tiền gửi của các thành phần kinh tế gửi vào ngân hàng nhiều hơn; chính vì vậy mà đẩy chi phí trả lãi của ngân hàng lên cao. Nhưng
đồng thời làm cho vốn huy động của ngân hàng đủ mạnh để có thể đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.
Mặc dù doanh số cho vay của ngân hàng có sự gia tăng khá cao qua các năm nhưng vẫn còn thấp hơn so với nguồn vốn huy động. Tuy số vốn huy động tăng cao là tốt vì ngân hàng có được nguồn vốn ổn định hơn; thế nhưng ngân hàng cần có biện pháp để cân bằng vốn huy động và vốn kinh doanh của mình nhằm làm giảm chi phí tín dụng trong hoạt động kinh doanh cũng như góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
b. Chi dịch vụ:
Chi dịch vụ nhìn chung là có biến động qua các năm. Năm 2007, chi dịch vụ là 601 triệu đồng tăng 472 triệu đồng tức tăng 365,9% so với năm 2006. Năm 2008, chi dịch vụ là 1.080 triệu đồng tăng 479 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 79,7% so với năm 2007. Mặc dù chi dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi nhưng nó cũng góp phần làm tăng chi phí của ngân hàng. Năm 2006, chi dịch vụ chiếm tỷ trọng là 2,9% trong tổng chi, năm 2007 chiếm 2,9% trong tổng chi và năm 2008 chiếm tỷ trọng là 2% trong tổng chi của ngân hàng. Mặt khác, tốc độ tăng của thu dịch vụ luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi dịch vụ. Năm 2007 so với năm 2006, tốc độ tăng của thu dịch vụ là 688,4%; khi đó tốc độ tăng của chi dịch vụ là 365,9%. Năm 2008 so với năm 2007, tốc độ tăng của thu và chi dịch vụ có giảm hơn so với trước thế nhưng tốc độ tăng của thu dịch vụ là 128,8% vẫn cao hơn tốc độ tăng của chi dịch vụ là 79,7%. Điều này cho thấy, hoạt động dịch vụ có tiềm năng phát triển rất lớn và là một lĩnh vực kinh doanh mang lại thu nhập cao cho các ngân hàng thương mại vì chi phí bỏ ra không cao. Cho nên trong tương lai ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động này, đồng thời có những chính sách cụ thể hơn nhằm làm cho hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển.
c. Chi điều hành:
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tất cả các khoản chi của ngân hàng qua ba năm đều có sự gia tăng, và chi điều hành cũng không thể tránh khỏi.
Năm 2006, chi điều hành là 2.440 triệu đồng và cao hơn chi lãi (chi lãi vào năm 2006 là 1.832 triệu đồng); chiếm tỷ trọng là 55,4% trong tổng chi của Chi nhánh. Điều này cũng có thể dễ dàng hiểu được là vì vào năm 2006, Chi nhánh
vừa mới thành lập và đi vào hoạt động. Chính vì vậy, công tác quản lý và điều hành được đặt lên hàng đầu làm cho chi điều hành chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi.
Năm 2007, chi điều hành là 6.744 triệu đồng tăng 4.304 triệu đồng tức tăng 176,4% so với năm 2006. Do mới thành lập chưa được lâu nên chi phí điều hành vẫn còn tăng với một tốc độ khá cao; thế nhưng Chi nhánh đã thu hút được một nguồn vốn huy động khá lớn và đã tạo được niềm tin từ phía khách hàng.
Năm 2008, chi điều hành là 10.184 triệu đồng tăng 3.440 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 51% so với năm 2007. Đây là điều đáng khích lệ đối với ngân hàng vì tốc độ tăng của chi điều hành đã có chiều hướng giảm so với trước mặc dù thời gian này hoàn cảnh kinh tế có nhiều biến động và gây ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Nhìn chung, tình hình chi phí của Chi nhánh qua ba năm có sự gia tăng cao; thế nhưng lợi nhuận vẫn được đảm bảo. Trong thời gian tới, hy vọng rằng ngân hàng sẽ quản lý tốt tình hình chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.