Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 53 - 61)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.3. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó cũng phải đầu tư để thiết kế mộ sản phẩm thật hoàn mỹ và sau đó đưa đến tay người tiêu dùng.

Hoạt động của doanh nghiệp sẽ không còn giá trị nếu đầu ra không thành công. Hoạt động của ngân hàng cũng như vậy, nếu đẩy mạnh chiến lược huy động vốn nhưng lại không có cách hợp lý để sử dụng nguồn vốn thì hoạt động của ngân hàng cũng sẽ đứng trên bờ vực thẳm. Vì vậy bên cạnh công tác huy động vốn có hiệu quả thì ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn.

Để xem những năm qua hoạt động của ngân hàng có thật sự hiệu quả hay không thì ta lần lượt phân tích các chỉ tiêu sau: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn của ngân hàng qua ba năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 204.477 1.662.756 3.983.358 1.458.279 713,2 2.320.603 139,6

Doanh số thu nợ 114.655 1.455.451 3.999.459 1.340.796 1.169,4 2.544.008 174,8

Dư nợ 89.822 297.126 281.028 207.304 230,8 (16.098) ( 5,4)

Nợ quá hạn 1.781 253 1.820 (1.528) (85,8) 1.567 619,4

Nguồn: Phòng Kế Toán

Qua bảng tổng hợp số liệu trên, ta có những nhận xét sau:

Doanh số cho vay của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Cụ thể hơn là: Năm 2006 doanh số cho vay đạt 204.477 triệu đồng, đến năm 2007 doanh số này đạt 1.662.756 triệu đồng, tăng 1.458.279 triệu đồng tức tăng 713,2% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số cho vay đạt 3.983.358 triệu đồng, tăng 2.320.603 triệu đồng tức tăng 139,6% so với năm 2007.

Doanh số thu nợ cũng tăng qua ba năm. Cụ thể như sau: Năm 2006, doanh số thu nợ là 114.655 triệu đồng. Năm 2007, doanh số thu nợ là 1.455.451 triệu đồng, tăng 1.340.796 triệu đồng tức tăng 1.169,4 % so với năm 2006. Năm 2008, doanh số thu nợ là 3.999.459 triệu đồng, tăng 2.544.008 triệu đồng tức tăng 174,8% so với năm 2007.

Tình hình dư nợ của Ngân hàng qua ba năm cụ thể như sau: Năm 2006, dư nợ là 89.822 triệu đồng, năm 2007 dư nợ là 297.126 triệu đồng, tăng 207.304 triệu đồng tức tăng 230,8% so với năm 2006. Năm 2008, dư nợ là 281.028 triệu đồng, giảm 16.098 triệu đồng tức giảm 5,4% so với năm 2007.

Nợ quá hạn năm 2006 là 1.781 triệu đồng, năm 2007 nợ quá hạn là 253 triệu đồng giảm 1.528 triệu đồng tức giảm 85,8%. Đây là điều đáng mừng đối với Ngân hàng nhưng đến năm 2008 nợ quá hạn lại tăng lên thành 1.820 triệu đồng, tăng 1.567 triệu đồng tức tăng 619,4% so với năm 2007. Nguyên nhân của tình

trạng này chủ yếu là do tình hình kinh tế có những biến động như giá cả leo thang, lạm phát xảy ra và kéo dài làm cho đời sống của người dân lâm vào tình cảnh khó khăn. Tình trạng lạm phát đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng năm 2008 tăng lên rất nhiều so với năm 2007.

Như chúng ta đã biết, Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu của nó là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích khái quát hoạt động cho vay của ngân hàng để phần nào có thể hiểu thêm về ngân hàng thương mại với bản chất là “đi vay để cho vay” thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 5: Tình hình cho vay qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế Toán 79622 1042602 2827854 83502 244433 499900 41353 375721 655604 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Hình 2: Tình hình cho vay qua 3 năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 79.622 1.042.602 2.827.854 962.980 1.209,4 1.785.252 171,2 Trung hạn 83.502 244.433 499.900 160.931 192,7 255.467 104,5 Dài hạn 41.353 375.721 655.604 334.368 808,6 279.883 74,5 Tổng 204.477 1.662.756 3.983.358 1.458.279 713,2 2.320.602 139,6

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn càng mạnh thì doanh số cho vay càng lớn. Do bản chất tín dụng của ngân hàng là “đi vay để cho vay” vì thế nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó. Doanh số cho vay gồm có doanh số cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và chúng đều tăng qua các năm. Tổng doanh số cho vay năm 2007 là 1.662.756 triệu đồng tăng 1.458.279 triệu đồng tức tăng 713,2% so với năm 2006. Năm 2008, tổng doanh số cho vay là 3.983.358 triệu đồng tăng 2.320.602 triệu đồng tức tăng 139,6% so với năm 2007.

Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 là 1.042.602 triệu đồng tăng 962.980 triệu đồng tức tăng 1.209,4% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số cho vay ngắn hạn là 2.827.854 triệu đồng tăng 1.785.252 triệu đồng tức tăng 171,2% so với năm 2007.

Doanh số cho vay trung hạn năm 2007 là 244.433 triệu đồng tăng 160.931 triệu đồng tức tăng 192,7% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số cho vay trung hạn là 499.900 triệu đồng tăng 255.467 triệu đồng tức tăng 104,5% so với năm 2007.

Doanh số cho vay dài hạn năm 2006 là 41.353 triệu đồng, năm 2007 là 375.721 triệu đồng tăng 334.368 triệu đồng tức tăng 808,6% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số cho vay dài hạn là 655.604 triệu đồng tăng 279.883 triệu đồng tức tăng 74,5% so với năm 2007.

Nhìn chung, doanh số cho vay qua ba năm của ngân hàng khá cao với một tỷ trọng tăng đáng kể. Tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn và dài hạn của năm 2007 so với năm 2006 rất cao và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh số cho vay trung hạn. Thế nhưng, tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn của năm 2008 so với năm 2007 lại cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay dài hạn. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay dài hạn năm 2008 so với năm 2007 giảm và thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn là vào cuối năm 2007 và năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát cao và kéo dài, điều này kéo theo việc đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp vì vậy mà

cũng hạn chế và một phần là do cho vay trung và dài hạn với thời gian kéo dài chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Đồng thời qua đó, ta thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và tăng với một tỷ trọng cao so với doanh số cho vay trung hạn và dài hạn. Ngân hàng chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn tuy là chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Với bản chất tín dụng của ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Vì thế, sau khi ngân hàng có được nguồn vốn do đã huy động trong năm thì sẽ tiến hành sử dụng nguồn vốn đó và cho vay là nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu. Muốn biết hoạt động cho vay có hiệu quả hay không, chúng ta sẽ phân tích khái quát tình hình dư nợ của ngân hàng qua ba năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: Tình hình dư nợ qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó, ngân hàng còn cho vay bao nhiêu và đồng thời cũng là khoản tiền mà ngân hàng phải thu về khi những món nợ đến hạn. Mặt khác nó còn phản ánh quy mô hoạt động của tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua từng thời kỳ. Vì thế, dư nợ là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 18.085 175.706 153.779 157.621 871,6 (21.927) (12,5) Trung hạn 51.051 83.226 84.922 32.175 63 1.696 2 Dài hạn 20.686 38.194 42.327 17.508 84,6 4.133 10,8 Tổng 89.822 297.126 281.028 207.304 230,8 (16.098) (5,4)

18085 175706 153779 51051 83226 84922 20686 38194 42327 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2006 2007 2008 Năm Tri ệ u đồng Ngắn hạn T rung hạn Dài hạn

Hình 3: Tình hình dư nợ qua 3 năm

Tổng dư nợ năm 2007 là 297.126 triệu đồng tăng 207.304 triệu đồng tức tăng 230,8% so với năm 2006. Trong đó:

Dư nợ ngắn hạn là 175.706 triệu đồng tăng 157.621 triệu đồng tức tăng 871,6% so với năm 2006. Năm 2006, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 20,1% trên tổng dư nợ; còn năm 2007 thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 59,1% trên tổng dư nợ.

Dư nợ trung hạn là 83.226 triệu đồng tăng 32.175 triệu đồng tức tăng 63% so với năm 2006. Năm 2006, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng là 56,8% trên tổng dư nợ; còn năm 2007 dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng là 28% trên tổng dư nợ.

Dư nợ dài hạn là 38.194 triệu đồng tăng 17.508 triệu đồng tức tăng 84,6% so với năm 2006. Năm 2006, dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng là 23,1% trên tổng dư nợ; còn năm 2007 dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng là 12,9% trên tổng dư nợ.

Tổng dư nợ năm 2008 là 281.028 triệu đồng giảm 16.098 triệu đồng tức giảm 5,4% so với năm 2007. Trong đó:

Dư nợ ngắn hạn là 153.779 triệu đồng giảm 21.927 triệu đồng tức giảm 12,5% so với năm 2007 và dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 54,7% trên tổng dư nợ.

Dư nợ trung hạn là 84.922 triệu đồng tăng 1.696 triệu đồng tức tăng 2% so với năm 2007 và dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng là 30,2% trên tổng dư nợ.

Dư nợ dài hạn là 42.327 triệu đồng tăng 4.133 triệu đồng tức tăng 10,8% so với năm 2007 và dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng là 15,1% trên tổng dư nợ.

Năm 2006 2 0 .1% 56 .8 % 2 3 .1% Ngắn hạn T rung hạn Dài hạn Năm 2007 59.1% 28.0% 12.9% Ngắn hạn T rung hạn Dài hạn Năm 2008 54.7% 30.2% 15.1% Ngắn hạn T rung hạn Dài hạn

Hình 4: Tỷ trọng các loại dư nợ qua 3 năm

Qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của Chi nhánh là khá tốt, chủ yếu là giảm thấp dư nợ đối với cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm thấp dư nợ ngắn hạn nói trên là do ngân hàng thực hiện chính sách lựa chọn, sàng lọc khách hàng để cho vay và rất thận trọng đối với các khoản vay của khách hàng.

Nhìn chung, qua ba năm hoạt động tín dụng của Chi nhánh từng bước được thực hiện tốt hơn. Tình hình kinh tế của nước ta trong ba năm qua có khá nhiều biến động, điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, dưới sự điều hành và giám sát của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh đã từng bước đổi mới cơ cấu quản lý, chú trọng đến công tác tăng trưởng tín dụng cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Không ngừng tăng cường công tác tiếp thị, luôn linh hoạt và tăng cường mối quan hệ uy tín với khách hàng nhằm làm cho hoạt động của ngân hàng được ổn định và ngày càng có hiệu quả hơn.

Hiệu quả tín dụng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: Hệ số thu nợ, nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

a. Hệ số thu nợ (%):

Hệ số thu nợ là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Hệ số thu nợ này phản ánh trong cùng một thời kỳ một đồng cho vay ra thì có khả năng thu hồi về được bao nhiêu đồng. Hệ số thu nợ bằng một là lý tưởng.

Bảng 7: Hệ số thu nợ

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh số thu nợ 114.655 1.455.451 3.999.459 Doanh số cho vay 204.477 1.662.755 3.983.359

Hệ số thu nợ (%) 56,1 87,5 100,4

Qua bảng số liệu trên, ta có những nhận xét sau:

Hệ số thu nợ đều tăng qua ba năm. Năm 2006 hệ số thu nợ là 56,1%, năm 2007 hệ số thu nợ là 87,5% tăng 31,4% so với năm 2006. Đến năm 2008, hệ số này là 100,4%, tăng 12,9% so với năm 2007. Tuy nhiên, tốc độ tăng không giống nhau, tốc độ tăng của năm 2008 so với năm 2007 ( 12,9%) nhỏ hơn tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 (31,4%). Trong năm 2008, tất cả các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng bởi hậu quả của lạm phát, thế nhưng ngân hàng lại thực hiện công tác thu nợ khá tốt.

Trên cơ sở kết quả của ba năm 2006, 2007, 2008, ta thấy ngân hàng đã có kế hoạch thu nợ khá tốt. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, Ngân hàng cần phát huy tốt chính sách thu nợ của mình, có như thế mới có thể nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

b. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%):

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh hiệu quả chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Nếu hiệu quả hoạt động tín dụng tốt thì tỷ lệ này sẽ thấp và ngược lại tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng là không tốt.

Bảng 8: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Từ kết quả của ba năm, ta thấy chỉ tiêu này có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,98%. Tuy nhiên đến năm 2007, tỷ lệ này là 0,09% giảm 1,89% so với năm 2006. Đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng được nâng cao. Thế nhưng đến năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,65% tăng 0,56% so với năm 2007. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng có xu hướng xấu đi. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng lên như vậy là do hậu quả của lạm phát đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều lâm vào cảnh khó khăn. Chính vì vậy, nợ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nợ quá hạn 1.781 253 1.820

Tổng dư nợ 89.822 297.126 281.026

quá hạn của Ngân hàng cũng tăng lên 1.567 triệu đồng và dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của năm 2008 tăng 0,56% so với năm 2007.

Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực nhằm làm giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Muốn như vậy, Ngân hàng phải thường xuyên giám sát các khoản vay theo từng đối tượng, đồng thời cán bộ tín dụng cần nắm rõ tình hình tổng thể của các doanh nghiệp để có biện pháp thu hồi nợ tốt hơn và thực hiện các khoản cho vay một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 53 - 61)