Phân tích tình hình nguồn vốn của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 48 - 51)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của Chi nhánh

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho ngân hàng.

Hoạt động của ngân hàng chủ yếu vẫn là huy động và cho vay nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Đôi khi có những biến động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng cân đối vốn của Chi nhánh, và nếu như không có được sự hỗ trợ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thanh toán dẫn đến gây mất lòng tin cho khách hàng và đưa các ngân hàng tiến gần đến bờ vực thẳm của sự phá sản. Đến lúc này, Chi nhánh phải cần sự hỗ trợ về vốn từ Hội sở chính với vai trò điều hoà vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, giữ vững uy tín đối với khách hàng.

Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ phía ngân hàng Hội sở thì nguồn vốn huy động được xem là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tích cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nhằm đầu tư có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ năm 2006 đến năm 2008, tình hình nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện tổng quát qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

So Sánh 2007/2006

So Sánh 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 598.829 106,8 5.391.692 100,7 10.365.548 99,5 4.792.863 800,4 4.973.856 92,3

Vốn điều hoà (38.222) (6,8) (36.596) (0,7) 52.290 0,5 (1.626) (4,3) 15.694 42,9

Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng đều có xu hướng tăng cao qua ba năm. Năm 2007, tổng nguồn vốn là 5.355.096 triệu đồng tăng 4.794.489 triệu đồng, tức tăng 855,2% so với năm 2006. Năm 2008, tổng nguồn vốn là 10.417.838 triệu đồng tăng 5.062.742 triệu đồng, tức tăng 94,5% so với năm 2007. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải quản lý tốt tình hình nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng.

Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều hoà. Trong đó , vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007, vốn huy động là 5.391.692 triệu đồng tăng 4.792.863 triệu đồng, tức tăng 800,4% so với năm 2006. Năm 2008, vốn huy động là 10.365.548 triệu đồng tăng 4.973.856 triệu đồng, tức tăng 92,3% so với năm 2007. Thế nhưng, ta thấy tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn của chi nhánh lại có xu hướng giảm qua các năm; còn vốn điều hoà lại có xu hướng tăng nhưng không đáng kể đặc biệt là vào năm 2008. Trong hai năm 2006 và 2007, nguồn vốn huy động của ngân hàng cao thế nhưng Chi nhánh lại chưa sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả và đã điều chuyển vốn cho các chi nhánh khác và vốn điều hoà năm 2006 là âm 38.222 triệu đồng, năm 2007 là âm 36.596 triệu đồng, giảm 1.626 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008, ngân hàng được điều chuyển vốn là 52.290 triệu đồng chiếm 0,5% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó, ta thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn chứng tỏ rằng ngân hàng đã chiếm được lòng tin của khách hàng và có thể chủ động được nguồn vốn cho vay.

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm tương đối khả quan; công tác tạo lập nguồn vốn của chi nhánh thực hiện khá tốt, đáp ứng được nhu cầu về vốn và từng bước tạo được uy tín cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 48 - 51)