ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân Hàng Á Châu Cần Thơ.pdf (Trang 59)

7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

75.7% 67.6% 18.9% 32.4% 24.3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Cho vay cán bộ CNV

Cho vay hỗ trợ tiêu dùng

Thấu chi tài khoản

Loại sản phẩm P h n t m l a c h n Chưa biết Biết

Hình 7: MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP

(Nguồn: Phân tích số liệu thực tế)

Qua hình trên ta thấy rằng mức độ hiểu biết về các loại của sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp có sự khác nhau, sản phẩm được biết đến nhiều nhất với 75,7% số lựa chọn là loại hình Cho vay cán bộ công nhân viên, tiếp đến là loại hình Cho vay hỗ trợ tiêu dùng với 67,6% số lựa chọn và 18,9% lựa chọn là loại hình Thấu chi tài khoản. Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do loại hình Cho vay cán bộ công nhân viên đã được các Ngân hàng triển khai từ rất lâu nên được nhiều người biết đến, cụ thể là loại hình này đã được Ngân hàng Á Châu triển khai từ năm 2000 và đến tháng 10/2007 ACB Cần Thơ đã cho triển khai sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp bao gồm loại hình Cho vay cán bộ công nhân viên kể trên và loại hình Cho vay hỗ trợ tiêu dùng, Thấu chi tài khoản. Còn về loại hình Cho vay hỗ trợ tiêu dùng cũng được khá nhiều người biết đến (có 67,6% số lựa chọn) là do trong thời gian qua, các Ngân hàng đã cho quảng bá, giới thiệu loại hình này ra với công chúng và bước đầu đã đạt được 1 số hiệu quả nhất định.

67.6% 54.1% 81.1% 59.5% 67.6% 64.9% 35.1% 32.4% 40.5% 18.9% 45.9% 32.4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% NN & PTNT Á Châu Sài Gòn Hà Nội Đông Á Công Thương Ngoại Thương Ngân hàng P h n t m l a c h n

Chưa biết Biết

Hình 8: MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ NGÂN HÀNG KINH DOANH SẢN PHẨM

(Nguồn: Phân tích số liệu thực tế)

Qua khảo sát lấy mẫu thực tế thì có đến 45,9% số lựa chọn Ngân hàng Á Châu là Ngân hàng mà họ biết có triển khai sản phẩm này, theo sau là các Ngân hàng Đông Á và Ngoại Thương với 40,5% và 35,1% số lựa chọn, mỗi Ngân hàng Công Thương và Nông nghiệp & PTNT có 32,4% số lựa chọn, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội có 18,9% số lựa chọn. Nhìn chung thì mức độ nhận biết của người dân về Ngân hàng kinh doanh sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp tương đối đều nhau, hiện ưu thế có phần nhỉnh hơn về phía các Ngân hàng TMCP là Á Châu và Đông Á, đây là các Ngân hàng có các kế hoạch quảng bá, giới thiệu sản phẩm khá tốt.

4.3.4 Mức độ thông tin về sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp

Một vấn đề được đặt ra là sự đánh giá của người dân về mức độ cung cấp thông tin của các Ngân hàng kinh doanh về sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp hiện nay như thế nào, điều này giúp ta có cái nhìn tổng quát về thị trường và có những kế hoạch truyền đạt thông tin có hiệu quả hơn.

Ít, 45.95% Rất ít, 5.41%

Nhiều, 8.10%

Vừa, 40.54%

Hình 9: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN

(Nguồn: Phân tích số liệu thực tế)

Qua điều tra thì trong số những người biết đến sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp được hỏi thì có đến 45,95% số người cho rằng mức độ cung cấp thông tin về sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp của các Ngân hàng hiện đang còn ít, có 5,41% số người cho rằng mức độ thông tin như hiện tại là rất ít, 40,54% số người cho rằng mức độ thông tin của sản phẩm hiện tại là vừa đủ, có 8,1% số người cho rằng như thế là nhiều. Tuy nhiên mức độ thông tin về sản phẩm đến được với người dân nhiều hay ít còn tùy thuộc vào kênh thông tin mà họ có thể tiếp cận được. Cụ thể như sau:

91.9% 62.2% 70.3% 73.0% 27.0% 29.7% 37.8% 8.1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Báo chí Nhân viên tiếp thị Internet Bạn bè, người thân

Kênh thông tin

P h n t m l a c h n

Không biết Biết

Hình 10: NHẬN BIẾT VỀ SẢN PHẨM QUA CÁC KÊNH THÔNG TIN

(Nguồn: Phân tích số liệu thực tế)

Đối với mỗi người khác nhau thì họ có thể tiếp cận với 1 hoặc nhiều kênh thông tin khác nhau. Ở đây, trong số những người biết đến sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp thì có đến 73% số người lựa chọn cho kênh thông tin internet là nơi mà họ biết đến sản phẩm, có 37,8% số lựa chọn cho kênh thông tin từ Nhân viên tiếp thị (tại Ngân hàng Á Châu thì những nhân viên này được gọi là Nhân viên tư vấn tiêu dùng cá nhân), kênh thông tin Bạn bè, người thân thì có đến 29,7% số lựa chọn và kênh Báo chí chỉ có 8,1% lựa chọn. Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học và công nghệ thì việc áp dụng những giải pháp Thương mại điện tử để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng được xem là hướng đi đúng đắn. Thông qua internet thì người tiêu dùng sẽ tiếp cận với thông tin về sản phẩm của các Ngân hàng một cách dễ dàng và đầy đủ hơn chỉ qua vài thao tác click chuột. Và như phân tích ở trên, đa số người được hỏi cho rằng họ biết đến sản phẩm là thông qua kênh internet, điều này chứng tỏ rằng đây là 1 kênh thông tin rất quan trọng không thể bỏ qua khi Ngân hàng tiến hành quảng bá sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, kênh thông tin từ nhân viên tiếp

quảng bá sản phẩm của mình đến với công chúng và sẽ đem về những khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng nếu được đầu tư đúng mức.

4.3.5 Mức độ quan tâm của người dân đối với sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp dùng tín chấp

Đối với các khách hàng khi quyết định lựa chọn sản phẩm thì họ luôn mong muốn nhận được sự thuận tiện và có nhiều lợi ích nhất, ở đây chúng ta lựa chọn một số tiêu chí được quan tâm nhiều để người dân có sự đánh giá và qua đó sẽ giúp Ngân hàng Á Châu Cần Thơ có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. 2.7% 75.7% 97.3% 81.1% 97.3% 51.4% 18.9% 48.6% 2.7% 24.3% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Không cần tài sản đảm bảo Không bảo lãnh của công ty Lãi suất cạnh tranh Thời hạn trả góp linh hoạt Hồ sơ thủ tục đơn giản Tiêu chí P h n t m l a c h n Không Có

Hình 11: MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM

(Nguồn: Phân tích số liệu thực tế)

Nhìn chung yếu tố được người dân quan tâm lựa chọn nhiều nhất là Không cần tài sản đảm bảo với 97,3% số lựa chọn, kế đến là họ lựa chọn yếu tố Thời hạn trả góp linh hoạt với 48,6% số lựa chọn và yếu tố Không bão lãnh của công ty 24,3% số lựa chọn. Tuy nhiên cũng có khá nhiều người không quan tâm lắm đến yếu tố Hồ sơ, thủ tục đơn giản với 18,9% số lựa chọn và đặc biệt là yếu

của các Ngân hàng thì vẫn chưa đủ để có thể thu hút người dân. Bên cạnh đó, yếu tố Không cần tài sản đảm bảo - yếu tố nổi bật của sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp xem ra khá thu hút sự chú ý của người dân vì thế các Ngân hàng nên tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm hơn nữa để sản phẩm đến được gần hơn với người dân và người dân có cơ hội để lựa chọn sử dụng sản phẩm.

4.3.6 Đánh giá nhu cầu của người dân về sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp

NHU CẦU SỬ DỤNG SẢN PHẨM

Có, 75.68%

Không, 24.32%

Hình 12: NHU CẦU SỬ DỤNG SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP

LOẠI SẢN PHẨM SẼ ĐƯỢC LỰA CHỌN SỬ DỤNG

Thấu chi tài

khoản, 10.71% Cho vay hỗ trợ tiêu dùng,

39.29%

Cho vay cán bộ CNV, 50%

Hình 13: SẢN PHẨM SẼ ĐƯỢC LỰA CHỌN SỬ DỤNG

(Nguồn: Phân tích số liệu thực tế)

Qua điều tra thực tế thì trong số những người biết đến sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp được hỏi thì có đến 75,68% số người cho biết sẽ sử dụng sản phẩm này khi có nhu cầu (Hình 12), đây là một con số khá ấn tượng cho thấy nhu cầu của người dân đối với sản phẩm này là tương đối cao. Trong số những người sẽ lựa chọn sử dụng sản phẩm ở phía trên thì có tới 50% số lựa chọn cho rằng họ sẽ chọn loại hình Cho vay cán bộ công nhân viên, có 39,29% số người sẽ sử dụng loại hình Cho vay hỗ trợ tiêu dùng và có 10,71% số lựa chọn cho loại hình Thấu chi tài khoản (Hình 13).

THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN 10.71% 17.86% 53.57% 17.86% < 1,5 triệu 1,5–3 triệu 3-5 triệu 5-10 triệu

Hình 14: THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN

(Nguồn: Phân tích số liệu thực tế)

Về thu nhập của người dân thì có 10,71% số người có thu nhập dưới mức 1,5 triệu đồng/tháng, phần lớn những người được hỏi cho biết họ có thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/tháng, chiếm 53,57% số người, mỗi mức thu nhập từ 1,5 – 3 triệu và 5 – 10 triệu có 17,86% người lựa chọn.

Qua những phân tích trên ta thấy rằng, nếu nắm được các yếu tố trên và có những kế hoạch quảng bá hợp lý thì đây sẽ là thị trường tiềm năng cho các Ngân hàng có kinh doanh sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp này.

4.4 XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CHO SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ

Qua các phân tích ở các phần trên và những kinh nghiệm thực tế khi thực tập tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ, người viết đề tài thấy rằng thị trường mục tiêu của sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ là những người có thu nhập ổn định trên địa bàn TP Cần Thơ. Những người này đang công tác trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, công ty nước ngoài, công ty liên doanh, công ty cổ phần và công ty TNHH

và có thu nhập từ 1,5 triệu đồng/tháng trở lên đối với những người sử dụng loại hình Cho vay cán bộ công nhân viên và mức thu nhập này đối với những người sử dụng loại hình Cho vay hỗ trợ tiêu dùng và Thấu chi tài khoản là từ 3 triệu đồng/tháng trở lên. Đây là thị trường rất hấp dẫn đối với nhóm sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp.

4.5 SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ

Hiện nay trên địa bàn TP Cần Thơ ngoài Ngân hàng Á Châu có kinh doanh sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp thì còn có rất nhiều Ngân hàng khác cũng kinh doanh sản phẩm này. Tuy nhiên hiện nay có 4 Ngân hàng đang được chú ý nhiều và được xem là đối thủ mạnh của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ là Ngân Hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân Hàng Đông Á (EAB) và Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Các Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Đông Á đã có nhiều năm trong việc triển khai loại hình Cho vay tín chấp còn Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội tuy mới tung ra sản phẩm Cho vay tín chấp gần đây nhưng đã có những kế hoạch quảng bá cho sản phẩm nên ít nhiều gây được sự chú ý của người tiêu dùng.

* Các tiêu chí phân biệt giữa các Ngân hàng có kinh doanh sản phẩm này:

Các loại sản phẩm kinh doanh

- Ngân hàng Á Châu: + Cho vay hỗ trợ tiêu dùng. + Cho vay cán bộ công nhân viên. + Thấu chi tài khoản.

- Ngân hàng Công Thương Cần Thơ: hiện chỉ có sản phẩm Cho vay cán bộ công nhân viên.

- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam:

+ Cho vay cán bộ công nhân viên. + Thấu chi tài khoản cá nhân.

Đối tượng cho vay

- Ngân hàng Á Châu (ACB):

+ Đối với loại hình Cho vay cán bộ công nhân viên: Nhân viên các đơn vị hành chính sự nghiệp, công ty Nhà nước có tham gia hoạt động công ích, tổng công ty.

+ Đối với loại hình Cho vay hỗ trợ tiêu dùng và Thấu chi tài khoản: Là những người có thu nhập ổn định, đang công tác tại các đơn vị thuộc 1 trong các loại hình sau:

- Công ty Nhà nước - Công ty nước ngoài - Công ty liên doanh

- Văn phòng đại diện công ty nước ngoài - Cơ quan hành chánh sự nghiệp

- Các tổ chức hiệp hội nước ngoài - Công ty cổ phần, TNHH

- Ngân hàng Công Thương Cần Thơ : là nhân viên của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các Doanh nghiệp Nhà nước.

- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam: là nhân viên của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các Doanh nghiệp Nhà nước.

- Ngân hàng Đông Á:

Cán bộ công nhân viên các Cơ quan, Trường học, Công an, Quân đội, Công ty liên doanh, Đoàn thể do Nhà nước trực tiếp quản lý.

- Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội:

Cá nhân người Việt Nam đang công tác tại đơn vị thuộc một trang các loại hình sau:

- Đơn vị hành chính sự nghiệp. - Công ty Nhà nước.

- Công ty Liên doanh.

- Công ty 100% vốn nước ngoài. - Công ty Cổ phần.

- Văn phòng đại diện.

Mức lãi suất

Theo khảo sát thực tế của người viết tại thời điểm cuối tháng 02/2008 thì các Ngân hàng có các mức lãi suất cho vay như sau:

- Ngân hàng Á Châu (ACB):

+ Cho vay cán bộ công nhân viên: lãi suất Add on (lãi được tính trên dư nợ cho vay ban đầu) với mức 1,2%/tháng.

+ Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: lãi suất Add on với các mức như bảng sau:

Bảng 4: LÃI SUẤT CHO VAY HỖ TRỢ TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Cần Thơ)

+ Thấu chi tài khoản: tính theo lãi suất ngày với mức 0,05%/ngày.

- Ngân hàng Công Thương Cần Thơ : lãi suất Cho vay cán bộ công nhân viên là 1,15%/tháng, lãi suất Add on.

- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam:

+ Cho vay cán bộ công nhân viên: 1,3%/tháng, lãi suất Add on. + Thấu chi tài khoản cá nhân: 0,05%/ngày.

- Ngân hàng Đông Á: lãi suất Vay tiêu dùng trả góp là 1,3%/tháng, lãi suất Add on.

Số tiền (Triệu đồng) Lãi suất (%)

20 – 40 1,45

40 – 70 1,2

70 – 100 1,12

- Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội:

Lãi suất Vay tín chấp tiêu dùng là lãi suất Add on với các mức như sau:

Bảng 5: LÃI SUẤT CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN – HÀ NỘI

(Nguồn: Thu thập số liệu thực tế)

Số tiền cho vay

- Ngân hàng Á Châu:

+ Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: từ 20 – 250 triệu.

+ Cho vay cán bộ công nhân viên: từ 8 – 10 lần thu nhập. + Thấu chi tài khoản: 3 lần thu nhập

- Ngân hàng Công Thương Cần Thơ:

+ Cho vay cán bộ công nhân viên: tối đa 10 lần thu nhập.

- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam:

+ Cho vay cán bộ công nhân viên: tối đa 200 triệu (tương đương 12 lần thu nhập).

+ Thấu chi tài khoản cá nhân: tối đa 30 triệu đồng.

- Ngân hàng Đông Á:

+ Vay tiêu dùng trả góp: tối đa 20 triệu đồng.

- Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội:

+ Vay tín chấp tiêu dùng: từ 20 – 300 triệu đồng.

Thời gian cho vay

- Ngân hàng Á Châu:

+ Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: từ 12 – 60 tháng.

Số tiền (Triệu đồng) Lãi suất (%)

20 – 50 1,5

50 – 100 1,3

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân Hàng Á Châu Cần Thơ.pdf (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)