Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ qua

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân Hàng Á Châu Cần Thơ.pdf (Trang 41 - 44)

7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

3.2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ qua

3 năm (2005-2007)

Ngân hàng Á Châu Cần Thơ với phương châm hoạt động là “Ngân hàng của mọi nhà” đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, mang lại những tiện ích và giá trị gia tăng cao. Chính vì thế trong thời gian qua Ngân hàng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng, số lượng khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng ngày một đông. Bên cạnh đó, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của ban lãnh đạo Ngân hàng cộng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, chính những điều này đã giúp cho Ngân hàng hoạt động kinh doanh khá tốt trong thời gian qua, cụ thể như sau:

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2005 – 2007

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 17.017 26.128 49.552 9.111 53.54 23.424 89.65 Chi phí 11.553 19.361 40.127 7.808 67.58 20.766 107.26 Lợi nhuận 5.464 6.767 9.425 1.303 23.85 2.658 39.28

(Nguồn : phòng kế toán NH Á Châu)

a) Về thu nhập

Đánh giá kết quả thu nhập của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ ta thấy rằng tình hình thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 26.128 triệu đồng tăng 9.111 triệu đồng, tức tăng 53,54% so với năm 2005. Năm 2006 là

Nam gia nhập sân chơi WTO. Hòa cùng dòng chảy đó, nền kinh tế Cần Thơ có những sự chuyển biến mạnh mẽ, nhu cầu về vốn đầu tư, tiêu dùng của người dân tăng, kéo theo sự tăng lên về doanh thu cho Ngân hàng.

Kế thừa những thành quả đạt được từ những năm trước, bước sang năm 2007, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà Nước và chính quyền địa phương, nền kinh tế Cần Thơ có 1 năm tăng trưởng khá tốt với mức tăng trưởng kinh tế là 16,18%, nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những thành quả kinh tế của Thành phố đạt được qua các năm 2006, 2007 làm cho đời sống của người dân được tốt hơn, nhu cầu tiêu dùng, du học tăng cao, đặc biệt là khi thị trường bất động sản tan băng và thị trường chứng khoán năm 2007 phát triển cực nóng làm cho nhu cầu về vốn tăng cao, khách hàng đến giao dịch vay vốn tại Ngân hàng tăng mạnh. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới những khách hàng tiềm năng được Ngân hàng chú trọng đẩy mạnh, đã thu hút 1 lượng lớn khách hàng đến vay vốn, làm cho thu nhập của Ngân hàng tăng nhanh vào 2007 đạt mức 49.552 triệu đồng tăng 23.424 triệu đồng, tức tăng 89,65 % so với năm 2006. Đây là mức tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng của Ngân hàng, góp phần đưa ACB Cần Thơ vào top những Ngân Hàng hàng đầu tại Cần Thơ.

b) Về chi phí

Như đã phân tích ở phần trên, năm 2006 và năm 2007 là năm mà nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế Cần Thơ nói riêng bắt đầu “khát vốn”, nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh tăng mạnh đó là chưa kể đến nhu cầu chi tiêu dùng, đầu tư vào bất động sản và chứng khoán của người dân ngày càng tăng cao. Các Ngân hàng trên địa bàn Thành phố bắt đầu chạy đua tăng lãi suất. Bên cạnh những cách huy động truyền thống, nhiều Ngân hàng còn áp dụng những biện pháp thu hút vốn khác với lãi suất cao như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Để cạnh tranh trong việc huy động vốn, Ngân hàng Á Châu đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động, chính điều này đã làm cho chi phí của NH Á Châu Cần Thơ tăng cao, cụ thể chi phí năm 2006 tăng 7.808 triệu đồng, tức tăng 67,58 % so với 2005 và con số này tương ứng là 20.766 triệu đồng và 107,26% ở năm 2007 khi so sánh với năm 2006.

Bên cạnh những yếu tố về lãi suất kể trên, còn phải kể đến những chi phí phi lãi khác như: quà tặng cho khách hàng trúng thưởng, tiền đầu tư thêm trang thiết bị, đặt biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên, làm cho chi phí phi lãi tăng. Với mức lương như hiện nay tại ACB đã ngang bằng với các Ngân hàng khác trong khu vực. Tuy việc tăng lương này làm chi phí phi lãi tăng nhưng đây là điều cần thiết, vì nó tạo nên động lực cho nhân viên, kích thích họ trung thành và cống hiến nhiều hơn cho đơn vị.

c) Về lợi nhuận

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Về số tuyệt đối, lợi nhuận năm 2006 là 6.767 triệu đồng, tăng 1.303 triệu đồng khi so với năm 2005 và năm 2007 lợi nhuận là 9.425 triệu đồng, tăng 2.658 triệu đồng so với năm 2006. Như đã phân tích ở trên, do việc cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các Ngân Hàng Việt Nam đã làm cho chi phí của ACB Cần Thơ tăng cao, tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, điều này làm cho tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập có xu hướng giảm qua các năm. Nếu như tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập năm 2005 là 32,11% thì con số này đã giảm xuống ở năm 2006 là 25,9% và 19,02% ở năm 2007. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thì các Ngân hàng khác đều chịu chung hoàn cảnh như vậy và việc Ngân hàng ACB Cần Thơ vẫn giữ được mức lợi nhuận tương đối cao như vậy đã là một điều đáng ghi nhận. Đó là thành quả chung của 1 quá trình nỗ lực.

17017 26128 49552 11553 19361 40127 5464 6767 9425 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2005 2006 2007 Năm S t iề n ( T ri u đ n g ) Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH Á CHÂU CẦN THƠ

(Nguồn : phòng kế toán NH Á Châu)

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân Hàng Á Châu Cần Thơ.pdf (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)