Tình hình kinh tế xã hội Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân Hàng Á Châu Cần Thơ.pdf (Trang 53 - 56)

7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

4.3.1Tình hình kinh tế xã hội Thành phố Cần Thơ

4.3.1.1 Đặc điểm tự nhiên – Dân số - Lao động

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, phía tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp với diện tích tự nhiên:

ha; quận Ô Môn 12.557,26 ha; huyện Phong Điền 11.948,24 ha; huyện Cờ Đỏ 40.256,41 ha; huyện Thốt Nốt 17.110,08 ha; huyện Vĩnh Thạnh 41.034,84 ha. Đến cuối năm 2007 dân số Cần Thơ ước khoảng 1.159.000 người, số lao động khoảng 696.003 người, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước khoảng 484.872 người; lao động dự trữ: 211.176 người.

4.3.1.2 Kinh tế xã hội

Năm 2007 kinh tế Cần Thơ tăng trưởng khá cao với GDP vào khoảng 16% (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Cần Thơ). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh. Các ngành thương mại, dịch vụ phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá loại hình, chú trọng chất lượng và hướng tới các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Sản xuất nông nghiệp đã đi vào thế ổn định, đang chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị, chất lượng cao, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển các ngành dịch vụ.

Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình, Đảng bộ và nhân dân TP. Cần Thơ quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị, phấn đấu xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ:

+ Trở thành Thành phố đồng bằng cấp Quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, xứng đáng là Thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mêkông.

+ Là trung tâm Công nghiệp, trung tâm Thương mại – Dịch vụ, Du lịch, trung tâm Giáo dục – Đào tạo và Khoa học – Công nghệ, trung tâm Y tế và Văn hoá.

+ Là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Phấn đấu đến năm 2010 Cần Thơ trở thành đô thị loại I và cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020, là một cực phát triển đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng.

* Thu nhập bình quân đầu người

THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

792 980 1124 0 200 400 600 800 1000 1200 2005 2006 2007 NĂM S T IỀ N ( U S D )

Hình 3: THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI QUA 3 NĂM

(Nguồn: Tổng hợp Cổng thông tin điện tử Cần Thơ)

Qua hình trên ta thấy thu nhập bình quân đầu người của TP. Cần Thơ tăng liên tục qua các năm. Nếu như ở năm 2005 con số này là 792 USD thì đến cuối năm 2007 đã tăng lên thành 1.124 USD, một con số khá ấn tượng. Sỡ dĩ đạt được kết quả như trên là do trong những năm qua kinh tế Cần Thơ luôn đạt mức tăng trưởng khá cao (GDP năm 2006 và 2007 trên 16%).

Kinh tế phát triển thì đời sống của người dân ngày được nâng cao, người dân có xu hướng chi tiêu dùng nhiều hơn vào việc đi du lịch, cho con đi du học, xây dựng, sữa chữa nhà… mà các việc làm này luôn đòi hỏi một khoản đầu tư tương đối lớn. Vì vậy đây là cơ hội tốt cho ACB Cần Thơ nhằm phát triển loại hình cho vay tiêu dùng tín chấp với nhiều ưu điểm như số tiền vay lớn, thủ tục đơn giản, thời gian trả góp linh hoạt và đặc biệt là không cần tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân Hàng Á Châu Cần Thơ.pdf (Trang 53 - 56)