Một vài ví dụ về tầm quan trọng và kinh nghiệm rút ra trong quản trị tà

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 39 - 43)

quản trị tài chính ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp.

Tầm quan trọng của các chức năng quản trị tài chính thể hiện qua những khía cạnh như sai lầm của các quyết định tài chính thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và thường không thể sửa chữa được như các quyết định về đầu tư và tài trợ. Trong thực tế chúng ta có rất nhiều ví dụ tiêu biểu nói lên tầm quan trọng của quản trị tài chính và ảnh hưởng của các quyết định tài chính đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như trường hợp của Eastern Airlines và Delta ở Mỹ hay Epsco – Minh phụng ở nước ta.

1.3.3.1 Trường hợp của Eastern Airlines và Delta

Trong thập niên 60 một cổ phiếu của Eastern được bán với giá là 60USD trong khi cổ phiếu của Delta chỉ được trả với giá 10USD. Đến thập niên 90, Delta trở thành một trong những hãng hàng không mạnh nhất thế giới và cổ phiếu của nó được bán với giá hơn 50USD trái lại Eastern đã bị phá sản và không còn tồn tại trên thị trường nữa. Mặc dù có nhiều yếu tố quản lý đã dẫn đến tình trạng trên, nhưng các nhà phân tích cho rằng sai lầm của các quyết định tài chính được xem là nguyên nhân chính. cụ thể Eastern đã lạm dụng việc sử dụng đòn cân nợ (DFL) trong khi Delta thì không. Do do, Delta an toàn hơn khi

điều kiện kinh tế chuyển biến xấu và có khả năng thích ứng cao hơn khi môi

trường kinh tế biến động. Cụ thể, khi giá nhiên liệu tăng, ngành hàng không tập trung đầu tư vào những loại máy bay ít tiêu hao nhiên liệu. Lúc bấy giờ, Delta có thể mua loại máy bay sử dụng tiết kiệm nhiên liệu trong khi Eastern thì không có khả năng đầu tư như vậy để tăng tính cạnh tranh. Khi chính phủ Mỹ nới lỏng điều tiết ngành hàng không, Delta có thể phát triển ngay những thị trường mới, trong khi Eastern chỉ hoạt động trong các thị trường truyền thống. Câu chuyện nêu trên được giới kinh doanh trên thế giới quan tâm và xem đó là một trong những bài học về quản trị tài chính quý giá. Ngày nay, ở Mỹ, các quản trị viên

28

cấp cao quan tâm nhiều đến vấn đề hoạch định và quản trị tài chính trong doanh nghiệp và có kiến thức uyên sâu về quản trị tài chính. Hầu hết các Tổng Giám Đốc điều hành (CEO) của hơn 1000 công ty hàng đầu ở Mỹ khởi đầu sự nghiệp của họ từ lĩnh vực quản trị tài chính.

1.3.3.2 Trường hợp của Epsco – Minh Phụng.

Ở nước ta cũng không thiếu các ví dụ điển hình về những sai lầm trong quyết định tài chính đã dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư (ngân hàng) và nền kinh tế như trường hợp của Epsco – Minh phụng (EMP). Trên một góc độ nào đó, người ta xem EMP là một vụ án kinh tế thể hiện sự cấu kết giữa chủ doanh nghiệp và các quan chức ngân hàng làm thất thoát nghiêm trọng tài sản của nhà nước và nhân dân, làm lũng đoạn kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trên góc độ quản lý, nhiều nhà phân tích cho rằng vụ án trên bắt nguồn từ những sai lầm trong các quyết định tài chính. Buổi ban đầu khi chính phủ thực hiện chính sách kinh tế mở, EMP đã được đánh giá là một mô hình kinh tế năng động làm ăn hiệu quả, góp phần tạo ra việc làm cho xã hội và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sẽ không có hậu quả như ngày hôm nay nếu lãnh đạo của EMP không dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào đất đai, bất động sản (đầu tư dài hạn) (vay ngắn hạn của ngân hàng và mua hàng trả chậm của nước ngoài). Sự đóng băng của thị trường đất đai đã góp phần gia tăng hậu quả nghiêm trong của sai lầm trên. Khi đất đai không bán được, vốn không quay vòng nhanh và nợ vay đã đến kỳ đáo hạn thì chủ doanh nghiệp tìm cách xoay sở để duy trì khả năng thanh toán nợ mua hàng trả chậm, lãi vay và đáo hạn vốn vay cho ngân hàng nhằm tránh bị phá sản. Cấu kết với quan chức ngân hàng để xoáy vốn là giải pháp tình thế mà lãnh đạo EMP đã lựa chọn để giải quyết khó khăn tài chính phát sinh. Hệ thống tổ chức quản lý yếu kém trong các ngân hàng quốc doanh tạo môi trường cho sự phát sinh các hành vi sai trái của các nhà quản lý trong tổ chức ngân hàng và trong công ty EMP gây hậu quả nghiêm trong.

29

Hai ví dụ trên cho thấy sự tác động lẫn nhau giữa hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp và môi trường kinh tế, tài chính và ảnh hưởng to lớn của công tác quản trị tài chính đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng.

30

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương 1 trình bày các vấn đề về tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Trong đó, các quyết định tài chính: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn, chính sách cổ tức có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Một vấn đề ngày càng quan trọng trong nền kinh tế luôn luôn biến động là các vấn đề về quản trị rủi ro. Những phân tích ở trên cho ta thấy được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp và cung cấp các công cụ để thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro, từ đó giúp các doanh nghiệp xây dựng các chương trình quản trị rủi ro phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Qua đó, góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính của doanh nghiệp với mức chi phí có thể chấp nhận được.

Cuối cùng, công tác lập kế hoạch cũng là công việc cần thiết phải được thực hiện bởi vì nó liên quan đến các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và chính sách cổ tức. Việc lập kế hoạch tài chính còn giúp cho ban lãnh đạo tránh

được các bất ngờ và chủ động phản ứng trước các sự kiện bất ngờ không thể

tránh được, hỗ trợ cho các cấp điều hành có các quyết định sản xuất và tiếp thị phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Chương 1 cũng trình bày một số kinh nghiệm của các công ty trên thế giới và các công ty Việt Nam trong vấn đề quản trị tài chính. Cho ta thấy được vai trò quan trọng của quản trị tài chính đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để ứng dụng trong quá trình quản trị tài chính công ty.

Việc nghiên cứu những vấn đề ở chương 1 là nền tảng hết sức quan trọng để nghiên cứu chương 2 và chương 3 của luận văn này.

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TR TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

TY TANIMEX HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)