Nguồn nhân lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 72 - 75)

2.2.4.1Đặc điểm nguồn nhân lực tại công ty Tanimex.

So với thời điểm trước khi cổ phần hóa, nguồn nhân lực của Công ty Tanimex có nhiều sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng.

Lao động trước khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần:

o Tổng số lao động trong toàn công ty (bao gồm cả các công ty con): 1494 người

o Lao động xắp xếp lại sau khi cổ phần hóa là 1420 người, giảm 5% so với trước khi cổ phần hóa, số lượng lao động tinh giảm chủ yếu là các lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và những lao động lớn tuối, không còn phù hợp với công việc hiện tại.

Trước Cổ phần hóa Sau cổ phần hóa

Trình độ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Trên đại học 2 0.13% 3 0.21% Đại học 150 10.04% 160 11.27% Cao đẳng, Trung cấp 82 5.49% 90 6.34% LĐ phổ thông 1260 84.34% 1167 82.18% Tổng 1494 100.00% 1420 100.00%

Chất lượng lao động cũng được nâng cao, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn đại học và trên đại học tăng, số lượng lao động phổ thông giảm. Tuy vậy,

61

nhìn chung, trình độ học vấn chưa cao, số lao động phổ thông chiếm một tỷ lệ rất lớn trong toàn công ty (82,18%). Hơn nữa nguồn nhân lực phần lớn có tuổi đời trung bình cao, có kinh nghiệm dồi dào, tuy nhiên, với thị trường nhiều biến động như hiện nay thì việc phải thay đổi để phù hợp với nền kinh tế thị trường còn chậm chạp do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, tỷ lệ lao động nữ chiếm tương đối cao khiến cho công ty phải giải quyết các chế độ đặc biệt dành cho lao động nữ, như chế độ thai sản, ốm đau, bố trí nguồn nhân lực cho hợp lý, chăm sóc sức khỏe tại chỗ…ảnh hưởng đến chi phí cũng như hiệu quả công việc.

Đối với việc thu hút nguồn nhân lực: Mặc dù ban lãnh đạo Công ty cũng có chủ trương tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, năng động, được đào tạo tốt, tuy nhiên việc thiết lập một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp chưa có, nên công tác đánh giá ứng viên cũng như tìm kiểm, tuyển chọn nguồn nhận lực còn hạn chế. Việc tuyển dụng dựa trên các mối quan hệ quen biết với lãnh đạo cũng là một hạn chế để tìm kiếm nguồn nhân lực tốt.

Đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực: Công ty luôn tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học tập, nâng cao trình độ, tay nghề để phục vụ cho công việc. Tuy nhiên kết quả của việc được đào tạo chưa thể hiện rõ, kinh phí cho việc đào tạo cũng chưa được kiểm soát.

Công tác xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn nhân lực chưa được thực hiện, do đó khi nhân viên nghỉ việc, Công ty gặp nhiều khó khăn để tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế.

Mức lương trung bình còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố (mức thu nhập trung bình của nhân viên bao gồm tất cả các khoản lương và thường là 4.5 triệu/tháng) nên khó giữ được những người có tài, thưởng và các chế độ đãi ngộ không được tiến hành dựa theo hiệu quả công việc mà cào bằng nên chưa khuyến khích được nhân viên nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Công ty.

62

2.2.4.2Thực trạng nguồn nhân lực quản trị tài chính tại Tanimex.

Cơ chế hoạt động và quản trị tại công ty Tanimex giai đoạn sau cổ phần hóa vẫn còn mang đậm nét đặc trưng của một doanh nghiệp nhà nước. Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám Đốc và Kế Toán Trưởng của giai đoạn nhà nước tiếp tục giữ nguyên chức vụ ở giai đoạn cổ phần hóa.

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính Kế toán không thay đổi so với lúc còn là doanh nghiệp nhà nước. Trong cơ cấu này, bộ phận đảm nhận công việc quản trị tiền mặt, đầu tư chứng khoán, hoạch định ngân sách đầu tư, quản trị rủi ro tài chính và cơ cấu doanh nghiệp hầu như không tồn tại. Cơ cấu tổ chức chủ yếu tập trung vào việc thực hiện các chức năng kế toán tài chính như ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ (lợi nhuận), lập báo cáo kế toán và ghi chép, theo dõi sự biến động của các loại tài sản và nguồn vốn của công ty.

Cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính kế toán (phụ lục)

Phụ trách phòng Tài chính kế toán là Kế Toán Trưởng, người chịu trách nhiệm chính về công tác Tài chính Kế toán của Công ty. Giúp việc cho Kế Toán Trưởng là các kế toán viên, những người thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính phần hành. Công ty cũng chưa tiến hành phân tích tình hình tài chính một cách thường xuyên và cũng không thể hiện các tỷ số tài chính một cách đầy đủ trong báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty. Các tỷ số tài chính chưa trở thành mục tiêu và cơ sở hoạch định tài chính của doanh nghiệp.

Các hoạt động quản trị tài chính nhằm tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình ra quyết định đầu tư, tài trợ vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản hiện hữu hầu như không được thực hiện thường xuyên.

Việc phân công công việc giữa các phòng ban còn nhiều bất cập, chồng chéo do việc bố trí nguồn nhân lực không hợp lý. Các công tác lập kế hoạch sán xuất kinh doanh hàng quý và hàng năm được thực hiện bởi phòng Tài chính Kế

63

toán trong khi phòng này không có chức năng kinh doanh, không cập nhật diễn biến của nhu cầu thị trường và giá cả. Trong khi đó, công tác lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch ngân sách lại không thực hiện. Phòng đầu tư lại có các chức năng nhiệm vụ: lập kế hoạch tài chính để kêu gọi các đối tác bên ngoài tham gia góp vốn liên doanh, phân tích, đề xuất các phương án sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi của Công ty.

Nguồn vốn của Công ty là rất lớn, và được đầu tư trong nhiều lĩnh vực:

đầu tư vào các công ty con, mang đầu tư, góp vốn với bên ngoài. Trong khi đó

đội ngũ kiểm soát còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, dẫn đến khó kiểm

soát được nguồn vốn đã được sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích hay không.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 72 - 75)