Quản trị rủi ro tại công ty

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 66 - 72)

2.2.3.1Rủi ro kinh doanh

Lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt là hoạt động xây dựng các cụm, khu công nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động trong hoạt động đầu tư. Khi môi trường đầu tư có nhiều thuận lợi: nền kinh tế nhiều tiềm năng và tăng trưởng cao; chính sách pháp luật thông thoáng; xã hội ổn định v.v… nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tăng mạnh kéo theo nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng tăng lên. Các khu công nghiệp có nhiều cơ hội phát triển, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm, nguồn vốn đầu tư giảm xuống, các nhà đầu tư không có nhu cầu về cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh. Khi các nhà máy trong khu công nghiệp thu hẹp diện tích hoặc nhà đầu tư rời bỏ khu công nghiệp, doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ bị giảm sút. Tương tự, khi nền kinh tế của Việt Nam bị giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, hoạt động đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Bên cạnh đó, các chính sách về bất động sản của nhà nước thay đổi thường xuyên, cũng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả các dự án của Công ty. Ví dụ do công tác đền bù giải tỏa gặp nhiều khó khăn dẫn đến không thể quy hoạch theo đúng tiến độ, vì vậy, Nhà nước có thể tiến hành xóa các quy hoạch treo hoặc cắt giảm diện tích các khu công nghiệp hiện hữu. Trong đó, khu công nghiệp Tân Bình mà Công ty Tanimex làm chủ đầu tư bị điều chỉnh từ 223.76 ha xuống khoảng 134 ha. Điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty

Vị trí của các dự án ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Các dự án xây dựng chợ, khu trung tâm thương mại do ví trí xa thành phố nên giá cho thuê cũng phải thấp mới thu hút được khách hàng thuê.

55

Năm 2007 và 2008 giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh mẽ cũng làm ảnh hưởng đến chi phí và tiến độ của các công trình xây dựng.

Rủi ro về cạnh tranh: hoạt động đầu tư khu công nghiệp là hoạt động không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được do đòi hỏi vốn lớn. Song, những ưu đãi cho hoạt động này khá hấp dẫn, do vậy việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp ngày càng tăng trong cả nước. Các khu công nghiệp, khu chế xuất mới xuất hiện nhiều làm tăng sự cạnh tranh đối với công ty.

Rủi ro về giá đền bù giải phóng mặt bằng: hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khu công nghiệp, khu đô thị nên khả năng giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, do diện tích đất ngày càng thu hẹp cùng với sự biến động giá bất động sản, khung giá đền bù ngày càng trở nên không phù hợp. Những biến động giá đền bù giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư của dự án của công ty do vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Bên cạnh các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ của Công ty cũng gặp phải một số rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Mặc dù Tanimex là một công ty ra đời tương đối sớm so với các Công ty trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu nên Công ty có nhiều cơ hội để nắm bắt thị trường, đúc kết kinh nghiệm trong quản lý. Tuy vậy, thị trường quốc tế đang có nhiều biến động mạnh mẽ với xu hướng toàn cầu hóa và những biến đổi sâu sắc trong hợp tác quốc tế đã ảnh hưởng nhiều đến thị trường xuất khẩu của Công ty. Cụ thể là hệ số tiêu thụ bình quân giảm (tỷ trọng doanh thu hoạt động XNK giảm), một số ngành nghề phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang hoạt động trên lĩnh vực khác hoặc phải đi tìm thị trường mới. Trong đó, đáng kể là:

- Các xí nghiệp sản xuất gia công đế giày phải chuyển chấm dứt hoạt động.

56

- Các mặt hàng xuất nhập khẩu (may mặc, gia dụng) chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng, giá cả.

2.2.3.2Rủi ro tài chính

Rủi ro thị trường.

- Rủi ro tỷ giá.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á năm 1997 – 1998, tình hình thị trường ngoại hối của Việt Nam và tỷ giá VND so với các ngoại tệ mạnh rất ổn định. Giai đoạn này chẳng ai cần để ý hay quan tâm gì đến rủi ro tỷ giá, mặc dù nguy cơ đe doạ của nó vẫn tiềm ẩn đâu đó. Các nhà hoạch định chính sách chưa có động thái hay cảnh báo nào đến nguy cơ rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp cũng không quan tâm đến các hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá. Tại thời điểm đó, nền kinh tế Việt Nam còn chưa hội nhập nên những tác động của sự biến đổi tỷ giá không ảnh hưởng nhiều.

Từ năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế mở cửa và những biến động của thị trường thế giới đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam. Năm 2007 và năm 2008 nền kinh tế Mỹ suy thoái kéo theo đồng USD giảm giá nghiêm trọng, và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Sự diễn biến phức tạp của tỷ giá VND và USD thể hiện cụ thể:

Đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ giao động tỷ giá từ + 0.5% lên + 0.75% từ đầu năm, và tiếp theo tăng lên + 1% từ ngày 10/03/2008. Tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND so với USD do ngân hàng nhà nước công bố ngày 02/01/08 là 16,112 đồng (giảm 2 đ và 0.1% so với mức 16,114 đồng ở thời điểm cuối năm 2007. Ngày 01/02/08 tỷ giá VND/USD là 16,089 đồng (giảm 23đ và 0.14%); ngày 10/03/08 là 16,025đ (giảm 64đ và 0.40%) và ngày 21/03/08 chỉ có 15,980đ (giảm 45đ và 0.28%).

Tỷ giá mua bán của NHTM với doanh nghiệp cũng chỉ còn 15,840 VND/USD, giảm 1.5% so với đầu năm 2008.

57

Tuy nhiên, đến ngày 28/03/08 tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, NHTM hàng đầu về kinh doanh ngoại tệ cả mua vào và bán ra đều ở mức 16,120 đồng/USD. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ngày 28/03/08 cũng đạt 15,960 đồng/USD. Tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại đã tăng kịch trần +1% so với biên độ quy định của NHNN. Nếu như tỷ giá của NHNN không bị neo lại thì có tỷ giá thị trường có tổ chức còn tăng cao hơn.

Sự biến động tỷ giá không ổn định như vậy ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Tanimex nói riêng.

Đối với công ty Tanimex, tỷ trọng hoạt động xuất khẩu trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là không đáng kể. Vì vậy, sự sụt giảm của tỷ giá ảnh hưởng không đáng kể đến tình hình hoạt động chung của Công ty.

Tuy vậy, do Công ty đang triển khai nhiều dự án mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên vẫn phải nhập máy móc thiết bị mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hợp đồng được ký kết với nước ngoài bằng đồng USD hoặc EUR, thời gian từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi thanh toán thường kéo dài (ít nhất là 3 tháng). Sự biến động tỷ giá như vậy ảnh hưởng đáng kể đến chi phí của Công ty. Song các rủi ro cũng như lợi thế từ sự biến động tỷ giá vẫn chưa trở thành mối quan tâm và chưa được xem xét, đánh giá đúng mức, vì hoạt động quản trị rủi ro chưa được tổ chức bài bản, chưa có bộ phận phụ trách việc quản lý rủi ro, dự báo rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Một phần của việc không đặt nặng quản trị rủi ro tỷ giá là do từ trước tới nay tỷ giá VND/USD ổn định theo chiều hướng giảm giá VNĐ.

Nếu tỷ giá VNĐ/USD gia tăng, có thể Công ty sẽ phải chịu những tổn thất lớn nếu chưa quan tâm đến hoạt động này. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về các công cụ phái sinh của tổ chức còn chưa rõ ràng, cụ thể nên khó tránh khỏi việc e ngại khi sử dụng.

58

- Rủi ro lãi suất

Vấn đề lạm phát năm 2008 là điểm nóng của kinh tế vĩ mô Việt Nam. Việc NHNN đã và đang cùng lúc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ chống lạm phát thông qua sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ đã dẫn đến sự biến động lãi suất chưa từng thấy những tháng đầu năm 2008.

Từ tháng 02/2008 các loại lãi suất chủ đạo của NHNN tăng cao hơn trước. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8.25%/năm lên 8.75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng tư 6.5%/năm lên 7.5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4.5%/năm lên 6.0%/năm

Lãi suất của các ngân hàng cũng ở mức cực kỳ nguy hiểm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có vay mà không có người cho vay. Trên thị trường tiền tệ, các ngân hàng thương mại liên tục bán đổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Cụ thể:

Ngày 20/02/2008 NHTM CP Đông Nam Á (Sea Bank) công bổ biểu lãi suất với mức kỷ lục là 12%/năm

Ngày 21/02/08 NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đưa ra chương trình siêu lãi suất với mức cao nhất lên tới 12.5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.

Ngày 22/02/08, NHTM cổ phần Sài Gòn (SCB) đưa ra mức lãi suất cao hơn, huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 13.5%/năm.

Một số ngân hàng TM còn đưa ra mức lãi suất thỏa thuận tới 1.2% đến 1.3%/tháng đối với khách hàng gửi tiền số lượng lớn, hay giữ chân khách hàng rút tiền tới hàng tỷ đồng.

Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/02/08 lên tới 30.1%/năm; ngày 18/02/08 lập một kỷ lục mới khi lên đến 33%/năm, ngày 19/02/08 kỷ lục cao hơn là 43%/năm…

Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi

59

suất bình thường. Ngày 22/2/08 NHNN phải bơm thêm 6,000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số ngân hàng TM trúng thầu với lãi suất 13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15% của ngày 21/02/08.

Hệ quả của cuộc chạy đua lãi suất huy động là lãi suất cho vay bị đẩy lên rất cao. Có những thời điểm, lãi suất cho vay lên đến 1.8%/tháng (24%/năm). Rất ít doanh nghiệp có được kết quả hoạt động kinh doanh có lãi ở mức này. Đến tháng 3, lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã có giảm 1.5%/tháng (18%/năm), tuy nhiên mức lãi suất này vẫn còn rất cao đối với các doanh nghiệp.

Cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng đã khiến cho tiến độ thực hiện dự án của công ty Tanimex gặp không ít khó khăn. Bởi vì hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn của công ty là xây dựng khu công nghiệp, các khu thương mại và cao ốc văn phòng đòi hòi thời gian thực hiện dự án kéo dài. Các dự án có lãi suất đã thỏa thuận trước không được giải ngân đúng hạn, hoặc là lãi suất phải trả cao hơn so với lãi suất khi lập dự án đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các dự án.

Bản thân doanh nghiệp cũng chưa thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất. Các ngân hàng chưa có dịch vụ tư vấn và quản trị rủi ro lãi suất chuyên nghiệp để hỗ trợ công ty thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro lãi suất. Vì vậy, khi lãi suất biến động như thời gian vừa qua đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả các dự án. Nhiều dự án phải xem xét lại do lãi suất quá cao.

Rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi Công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay.

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm tăng lợi nhuận có thể có cho các cổ đông, nhưng điều đó làm gia tăng rủi ro tài chính cho Công ty. Tỷ trọng vốn vay/vốn chủ sở hữu tại công ty Tanimex năm 2007 là : 60.57% giảm 27.43% so với năm 2006, rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính năm 2007 thấp hơn. Điều đó

60

cho thấy Công ty đã quan tâm hơn đến hoạt động quản trị rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính. Với chi phí sử dụng vốn vay cao như giai đoạn đầu năm 2008 (20%) thì việc giảm tỷ lệ vay vốn là hợp lý vì với chi phí sử dụng vốn như hiện

nay đã cao hơn tỷ suất sinh lời mong đợi của các cổ đông và nếu tỷ trọng vốn

vay cao sẽ còn làm giảm tỷ suất sinh lời nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 66 - 72)