Giới thiệu về công ty Tanimex

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 43)

2.1.1 Quá trình chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ

phần

- Cổ phần hóa doanh nghiệp

Tiền thân của Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (TANIMEX) là Công ty Dịch vụ và Cung ứng Xuất khẩu Tân Bình, được thành lập theo quyết định số 1920/QĐ-UB ngày 11/11/1981 của Uỷ ban nhân dân Quận Tân Bình. Ra đời trong giai đoạn phôi thai của ngành ngoại thương TP HCM, Công ty Dịch vụ và Cung ứng xuất khẩu Tân Bình chủ yếu thực hiện chức năng cung ứng hàng xuất khẩu cho các Công ty lớn, trực tiếp giao dịch với nước ngoài, chủ yếu là thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu, đồng thời nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng.

Năm 1992, Công ty Dịch vụ và Cung ứng Xuất khẩu Tân Bình đổi tên thành Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình theo Quyết định số 218/QĐ-UB ngày 11/02/1992 của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh.

Căn cứ nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần, ngày 31/03/2005 chủ tịch UBND thành phố ra quyết định số 1390/QĐ-UB về việc thành lập Ban chỉ đạo Cổ phần hóa Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (Tanimex).

Ngày 30/12/2005, Chủ tịch UBND TP HCM ra quyết định số 6686/QĐ- UBND về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Sản xuất

32

Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (tanimex) thuộc UBND quận Tân Bình thành Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình.

Ngày 01/08/2006, Công ty Tanimex chính thức chuyển đổi hình thức sở hữu từ Công ty Nhà nước sang Công ty Cổ phần.

- Hình thành các công ty thành viên

Cùng với sự chuyển đổi hình thức sở hữu Công ty, cơ cấu tổ chức của công ty cũng đã có sự thay đổi cho phù hợp với thời kỳ mới. Các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc được tách ra khỏi Công ty, hình thành nên các Công ty con độc lập để phát huy tính tự chủ và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Ngày 01/10/2006, chuyển đổi xí nghiệp dịch vụ sang Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Dịch vụ Tân Bình (Taniservice). Vốn điều lệ 6 tỷ đồng

Ngày 01/10/2006, chuyển đối xí nghiệp cơ khí – xây lắp sang Công ty TNHH một thành viên Cơ khí – Xây lắp Tân Bình (Tanicons). Vốn điều lệ 6 tỷ đồng

Ngày 01/03/2007, chuyển đối phòng kinh doanh thành Công ty TNHH một thành viên Thương mại – Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Tân Bình (Tanicom). Vốn điều lệ 3 tỷ đồng

Ngày 01/06/2007, chuyển đổi xí nghiệp đầu lọc thuốc lá thành Công ty TNHH một thành viên Sản Xuất – Thương mại – Dịch vụ Tân Bình (Tanitrade). Vốn điều lệ 3 tỷ đồng

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động

Hiện nay Công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực chính như sau:

Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong KCN Tân Bình. Cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng.

33

Kinh doanh các dịch vụ trong Khu công nghiệp.

Thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình giao thông, cấp thoát nước và cây xanh (gồm mới và duy tu), các công trình thủy lợi, hệ thống chiếu sáng.

Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở, siêu thị.

Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất. Kinh doanh bất động sản và các dịch vụ khác.

Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch, lữ hành nội địa và quốc tế

Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, phụ liệu phụ tùng, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, phương tiện giao thông vận tải.

2.2 Tình hình quản trị tài chính hiện nay

2.2.1 Nguồn vốn tài trvà cấu trúc vốn của công ty.

2.2.1.1 Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn tín dụng là một trong những nguồn tài chính quan trọng và ngày càng có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Đối với Công ty Tanimex, đặc thù sản xuất kinh doanh là đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và xây dựng các trung tâm thương mại, cụm dân cư nên đòi hòi tổng mức đầu tư lớn. Mặt khác, các dự án đều có thời gian triển khai dài nên nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu vốn của Công ty,

đặc biệt là nguồn vốn tín dụng dài hạn. Nguồn vốn tín dụng dài hạn được sử

dụng để đầu tư phát triển các dự án xây dựng cơ bản hoặc đầu tư liên doanh, liên kết. Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

34

Hiện nay, nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty. Năm 2006, vốn vay chiếm tỷ trọng 13.51% tổng số nợ phải trả và chiếm 12.89% tổng tài sản. Năm 2007 hoạt động đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng chậm lại nên cơ cấu vốn vay năm 2007 được điều chỉnh giảm cho phù hợp. Năm 2007, vốn vay chiếm 10.26% tổng số nợ phải trả và chiếm 8.19% tổng tài sản, trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ (1.53% tổng số nợ phải trả), nợ vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn (8.74% tổng số nợ phải trả).

Bảng 2.1. Tình hình vay vốn của công ty TANIMEX năm 2006-2007:

ĐVT: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

1 Vay ngắn hạn 53,852,998,419 12,605,600,000

2 Vay dài hạn 110,468,591,559 72,110,045,061

Tổng vốn vay 164,321,589,978 84,715,645,061

Nguồn vốn tín dụng tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu từ các chi nhánh của Ngân hàng ngoại thương Vietcombank (VCB). Bởi vì giữa ban lãnh đạo Công ty và hệ thống ngân hàng VCB có mối quan hệ thân thiết, lâu dài. Bên cạnh đó, chi phí sử dụng vốn mà VCB cung cấp cho Công ty thấp hơn các Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác nhất là so với các ngân hàng thương mại cổ phần (lãi suất ngân hàng VCB huy động thấp nên lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác).

Hơn nữa, các khoản vay mà hệ thống ngân hàng Vietcombank dành cho Công ty không phải thế chấp mà dựa trên tín chấp hoặc bảo lãnh thanh toán. Vì vậy, khả năng huy động nợ vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng tương đối dễ dàng.

Bên cạnh việc huy động vốn từ ngân hàng VCB, công ty có sử dụng một số khoản vay của các Ngân hàng thương mại nhà nước khác như Ngân hàng Đầu

35

tư phát triển, tuy nhiên tỷ trọng rất thấp (2% so với tổng nợ vay dài hạn). Các khoản vay từ hệ thống ngân hàng thương mại khác rất ít, thời hạn vay ngắn.

Bảng 2.2. Bảng kê nợ vay dài hạn ngân hàng đến ngày 31/12/07

Vay VNĐ Vay USD

Tên ngân hàng Số lượng

(ĐVT: đồng) Tỷ trọng Số lượng (ĐVT: USD) Tỷ trọng VCB TP 28,451,055,525 80% - 0% VCB Bình Tây 6,341,313,620 18% 2,281,487 100% NH ĐTPT 765,978,617 2% - 0% Tổng cộng 35,558,347,762 100% 2,281,487 100%

2.2.1.2 Vốn huy động từ phát hành trái phiếu

Bên cạnh nguồn tài trợ nợ từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Công ty Tanimex cũng đã quan tâm tới nguồn tài trợ rất có hiệu quả nhưng chưa phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam là huy động vốn từ phát hành trái phiếu.

Việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu vừa giúp Công ty huy động vốn với chi phí hiệu quả vừa tránh được những thủ tục rườm rà so với phát hành cổ phiếu. Hơn nữa, trong bối cảnh ngân hàng chủ động kiềm chế cho vay trung và dài hạn để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng hoặc những thời kỳ nhà nước thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát như hiện nay thì việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu Công ty sẽ trở thành xu hướng mới đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, Tanimex phát hành hai loại trái phiếu là trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá là 90 tỷ đồng.Lãi suất huy động trái phiếu được xác định trên cơ sở đấu thầu lãi suất và ổn định trong suốt thời gian lưu hành

36

Bảng 2.3. Bảng kê phát hành trái phiếu năm 2007

STT Chỉ tiêu Trái phiếu thường Trái phiếu chuyển đổi

1 Mã trái phiếu Tani-TPT2006 Tani-TPCĐ2006

2 Mệnh giá 100,000 100,000

3 Khối lượng phát hành 500,000 400,000

4 Tổng trị giá phát hành 50,000,000,000 40,000,000,000

5 Lãi suất trái phiếu 8.50% 7.20%

6 Thanh toán tiền gốc Ngày đáo hạn Ngày đáo hạn

7 Phương thức thanh toán lãi Hằng năm Hằng năm

8 Kỳ hạn trái phiếu 3 năm 1 năm

9 Tỷ lệ chuyển đổi - 1 : 5

Kết quả phát hành, tổng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu chuyển đổi là 43.2 tỷ đồng (tăng 8% mệnh giá phát hành), thu từ phát hành trái phiếu thường là 50 tỷ đồng (tương đương mệnh giá phát hành).

Lãi suất huy động được từ phát hành trái phiếu chuyển đổi là 7.2%/năm, trái phiếu thường là 8.5%. Tại hai mức lãi suất này, chi phí sử dụng vốn thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng (12%/năm) và so với tốc độ lạm phát năm 2007 (12.63%).

37

Bảng 2.4. Kết quả phát hành trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi năm 2007

ĐVT: 1,000VND

Thành tiền STT Loại trái phiếu Giá

PH

Số

lượng Mệnh giá Thặng dư Tổng cộng

1 TP chuyển đổi 40,000,000 3,234,180 43,234,180 100 238,291 23,829,100 - 23,829,100 120 161,709 16,170,900 3,234,180 19,405,080 2 TP thường 50,000,000 - 50,000,000 100 500,000 50,000,000 - 50,000,000 Tổng cộng 90,000,000 3,234,180 93,234,180

Nguyên nhân của vấn đề huy động vốn với lãi suất thấp nhưng vẫn thu hút được các cá nhân, tổ chức tham gia là do việc phát hành trái phiếu chuyển

đổi đi kèm với phát hành trái phiếu thường. Để mua trái phiếu chuyển đổi đòi

hỏi nhà đầu tư phải nắm giữ trái phiếu thường. Tại thời điểm phát hành, thị trường chứng khoán đang sôi động, trái phiếu chuyển đổi rất được ưa chuộng, trong khi đó trái phiếu thường ít được quan tâm hơn vì lãi suất không cao và đây là kênh huy động vốn khá mới mẻ. Vì vậy, nếu chỉ phát hành trái phiếu thường thì sẽ có ít nhà đầu tư quan tâm và kết quả phát hành có thể không đạt như mong muốn. Để khắc phục tình trạng đó, Công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi kèm theo, nếu nhà đầu tư mua trái phiếu thường sẽ được quyền mua trái phiếu chuyển đổi. Điều đó đã giúp cho toàn bộ số trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi phát hành được mua toàn bộ. Sự thành công của đợt phát hành cũng giúp cho Công ty thu hút được một lượng vốn không nhỏ với chi phí thấp hơn nhiều so với phát hành cổ phiếu và huy động nợ vay ngân hàng.

38

STT Tên dự án Vốn đầu tư

(1,000 VNĐ)

1 Dự án cao ốc Lý Thường Kiệt (tiền đất) 70,000,000 2 Dự án nhà máy SX gạch ngói Tuynel 57,000,000 3 Bổ sung vốn cho công ty Taniservice 6,000,000 4 Bổ sung vốn cho công ty Tanicons 6,000,000 5 Bổ sung vốn cho công ty Tanitrade 6,000,000

TỔNG CỘNG 145,000,000

Mặc dù đợt phát hành trái phiếu đã thành công nhất định nhưng các đối tượng tham gia đầu thầu lãi suất và mua trái phiếu Công ty rất ít chủ yếu là các tổ chức, chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư cá nhân (số lượng nhà đầu tư tham giá đấu thầu lãi suất trái phiếu chuyển đổi là 5, trái phiếu thường là 4).

Lãi suất của trái phiếu thường thấp 8.5%, trong khi tình hình lạm phát trong năm 2007 lên trên 2 con số nên các nhà đầu tư không mặn mà trong việc giữ trái phiếu Công ty. Thêm vào đó, công ty cam kết bảo lãnh thanh toán cho khách hàng nếu có nhu cầu bán lại trái phiếu bất kỳ thời điểm nào. Do đó sau đợt phát hành chưa lâu thì một số nhà đầu tư đã bán trái phiếu và thu hồi khoản đầu tư. Đến cuối năm 2007, số lượng trái phiếu lưu hành chỉ đạt 231,830 trái phiếu, tương đương 23.2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản. (chiếm 2.81% tổng số nợ phải trả và chiếm 2.24% tổng tài sản)

Bảng 2.5 : Giá trị trái phiếu lưu hành thời điểm cuối năm 2006-2007

ĐVT: 1,000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

39

Như vậy, chi phí sử dụng vốn đối với trái phiếu được tính như sau:

Năm Chỉ tiêu Dòng tiền

0 Giá thị trường 100,000

1-3 Trái tức 8,500

3 Hoàn vốn 100,000

Tỷ suất lời nội bộ IRR của dòng tiền trái phiếu trong 3 năm là: 8.5%. Do đó, chi phí sử dụng vốn trái phiếu bằng lãi suất trái phiếu tương đương 8.5%

2.2.1.3 Vốn huy động từ phát hành cổ phiếu.

Sau khi chính phủ ban hành nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần, ngày 01/08/2006 Công ty Tanimex chính thức chuyển sang hình thức cổ phần với tổng số vốn điều lệ là 45 tỷ đồng, trong đó nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ.

Bảng 2.6 : Kết quả phát hành cổ phiếu lần đầu năm 2006

Stt Phân phối Số lượng Giá phát

hành Thành tiền Tỷ lệ sở hữu (%) 1 Nhà nước 2,311,001 10,000 3,110,010,000 51.36% 2 CNV 502,499 10,000 5,024,990,000 11.17% 3 Ban GD 20,500 10,000 205,000,000 0.46%

4 Cổ đông bên ngoài 1,666,000 10,000 16,660,000,000 37.02%

Tổng cộng 4,500,000 45,000,000,000 100.00%

Năm 2007, nhằm mục đích tái cấu trúc vốn và huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty đã phát hành cổ phiếu lần thứ 2 với khối lượng 3,500,000 cổ phiếu. Tại thời điểm phát hành, thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, cổ phiếu rất được ưa chuộng nên Công ty đã

40

thu được lượng thặng dư vốn lớn từ đợt phát hành thêm này (thặng dư cổ phiếu là 46.2 tỷ đồng gấp 1.32 lần mệnh giá). Sau đợt phát hành, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà nước giảm còn 29%.

Số cổ phiếu này được phân phối như sau:

Bảng 2.7 : Kết quả phát hành cổ phiếu bổ sung năm 2007

STT Phân phối Số lượng

CP Tỷ lệ

Giá bán (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

1 Cổ đông hiện hữu 1,800,000 51% 22,000 39,600,000,000 2 Trái chủ TP chuyển đổi 800,000 23% 22,000 17,600,000,000

3 HĐQT, BKS, Ban điều

hành và CNCNV 600,000 17% 25,000 15,000,000,000

4 Đối tác chiến lược 300,000 9% 30,000 9,000,000,000

TỔNG 3,500,000 100% 81,200,000,000

Số vốn huy động được sẽ tài trợ cho các dự án:

STT Tên dự án Vốn tài trợ

(1,000đ) Thời điểm

1 KCN Tân Bình mở rộng 20,000,000 Quý 2/07

2 Khu tái định cư KCN Tân Bình mở rộng 43,000,000 Quý 3/07

3 Cao ốc Căn hộ và Thương mại Lý Thường Kiệt 4,000,000 Quý 2/07 4 Dự án Chợ - Siêu thị Ngã Tư Ga 4,200,000 Quý 3/07 5 Dự án liên kết thành lập NHTM (10% vốn góp) 10,000,000 Quý 4/07

TỔNG CỘNG 81,200,000

Tính đến thời điểm cuối năm 2007, tổng số cổ phần của Công ty là 10

triệu cổ phiếu (bao gồm 4.5 triệu cổ phiếu năm 2006, 3.5 triệu cổ phiếu phát hành thêm năm 2007 và 2 triệu trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu). Tăng 2.2 lần so với số cổ phiếu năm 2006, giá trị vốn cổ phần tăng 4.2 lần.

41

Năm 2008 Công ty có kế hoạch tăng vốn cổ phần lên 12 triệu cổ phiếu

(phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược).

Hầu hết nhà đầu tư khi rót vốn vào Công ty cổ phần thông qua việc mua cổ phiếu đều nhìn vào mức cổ tức mà Công ty đó chi trả. Vì vậy, việc xác định chính sách cổ tức là vấn đề rất quan trọng của bất kỳ một Công ty cổ phần nào để có thể huy động vốn một cách hiệu quả. Chính sách chi trả cổ tức của Công

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 43)