Ứng dụng mô hình quản lý khoản phải thu

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 97 - 106)

3.6.1.1 Tiêu chuẩn bán chịu

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để được Công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Một chính sách bán chịu có thể là nới lỏng hoặc thắt chặt. Để có thể ra quyết định rằng Công ty nên theo đuổi chính sách thắt chặt hay nới lỏng, Giám đốc tài chính có thể thực hiện quá trình phân tích theo mô hình sau:

Hình 3.1 : Mô hình quyết định chính sách nới lỏng bán chịu

Để áp dụng mô hình này, Công ty cần thực hiện các bước sau:

- Thiết lập cho Công ty một tiêu chuẩn bán chịu. Tiêu chuẩn bán chịu do ban Giám đốc kết hợp với bộ phận bán hàng và quản lý khoản phải thu xem xét, đưa ra sao cho phù hợp với từng loại khách hàng. Trước hết, tiến hành phân loại khách hàng. Quyết định các yếu tố ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng trong thanh toán và tiến hành xây dựng hệ thống cho điểm và đánh giá khách hàng. Cuối cùng, dựa vào thang điểm này quyết định ra tiêu chuẩn bán chịu. Một chính sách được gọi là nới lỏng khi số

Nới lỏng chính sách bán chịu Tăng doanh thu Tăng khoản phải thu Tăng lợi nhuận

Tăng chi phí vào khoản phải thu

Tăng lợi nhuận đủ bù đắp tăng chi phí

không

86

điểm của tiêu chuẩn bán chịu được hạ xuống. Ngược lại một chính sách được gọi là thắt chặt khi số điểm của tiêu chuẩn bán chịu được nâng lên. - Dự báo thay đổi doanh thu khi nới lỏng hoặc thắt chặt tiêu chuẩn bán

chịu. Nhìn chung, khi nới lỏng bán chịu thì doanh thu sẽ tăng nếu như các yếu tố khác: chất lượng sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối… vẫn đảm bảo. Ngược lại chính sách thắt chặt sẽ làm giảm doanh thu. Tuy nhiên, Ban giám đốc vẫn phải kết hợp với bộ phận bán hàng và nghiên cứu thị trường xem tỷ lệ tăng (giảm) doanh thu là bao nhiêu phần trăm so với lúc chưa áp dụng chính sách thay đổi bán chịu. Từ đó xác định sự thay đổi lãi gộp của Công ty.

- Dự báo sự thay đổi chi phí đầu tư khoản phải thu khi nới lỏng hoặc thắt chặt tiêu chuẩn bán chịu. Để ước lượng chi phí đầu tư vào khoản phải thu cần lưu ý hai yếu tố: (1) khoản đầu tư vào khoản phải thu được xác định theo giá vốn, tức là theo chi phí khả biến đơn vị của sản phẩm và dịch vụ, (2) chi phí đầu tư vào khoản phải thu là chi phí cơ hội mất đi do vốn kẹt vào khoản phải thu. Thông thường chi phí này bằng lãi vay ngân hàng để bù đắp cho phần vốn bị kẹt trong khoản phải thu.

- So sánh giữa lợi ích và chi phí để ra quyết định. Nếu việc ước lượng các thông số đầu vào như trên được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác thì bước này chỉ đơn giản là tính toán dựa vào các thông số đầu vào để có được những thông tin phục vụ việc ra quyết định. Nếu với một chính sách nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu, nếu doanh thu tăng dẫn đến mức tăng lợi nhuận lớn hơn mức tăng chi phí đầu tư vào khoản phải thu thì quyết định nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu. Nếu ngược lại thì không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu. Đối với chính sách thắt chặt, nếu doanh thu giảm dẫn đến tiết kiệm được chi phí đầu tư vào khoản phải thu lớn hơn mức lợi nhuận giảm đi thì nên áp dụng chính sách thắt chặt tiêu chuẩn bán chịu.

87

- Tiếp tục theo dõi tác động của chính sách đối với doanh thu và chi phí cũng như phản ứng của thị trường đối với chính sách để từ đó có thể quyết định thay đổi chính sách kịp thời.

3.6.1.2 Mô hình quyết định thời hạn bán chịu.

Thời hạn bán chịu là khoảng thời gian tối đa mà Công ty cho phép khách hàng mua nhưng chưa thanh toán. Quá thời hạn này, khoản nợ mà khách hàng chưa thanh toán được xem là nợ quá hạn. Một chính sách thay đổi thời hạn bán chịu có thể là mở rộng hoặc rút ngắn thời gian bán chịu. Chính sách mở rộng thời hạn bán chịu nhằmn mục tiêu thu hút thêm khách hàng mua chịu, góp phần tăng doanh thu và sau cùng là tăng lợi nhuận. Ngược lại một chính sách rút ngắn thời hạn bán chịu nhằm mục tiêu giảm kỳ thu tiền bình quân, qua đó tiết kiệm chi phí đầu tư vào khoản phải thu. Thời hạn bán chịu dài hay ngắn có tác dụng kích thích nhu cầu, do đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Mặt khác, thời hạn bán chịu dài hay ngắn có tác động đến kỳ thu tiền bình quân, do đó dẫn đến tăng (giảm) khoản phải thu và chi phí đầu tư vào khoản phải thu.

Mô hình này được mô tả như sau:

Hình 3.2 : Mô hình quyết định chính sách mở rộng thời hạn bán chịu

Mở rộng thời hạn bán chịu Tăng khoản phải thu Tăng lợi nhuận

Tăng chi phí vào khoản phải thu

Tăng lợi nhuận đủ bù đắp tăng chi phí không Ra quyết định Tăng kỳ thu tiền bình quân Tăng doanh thu

88

Để ứng dựng được mô hình này, Giám đốc tài chính cần phối hợp với

giám đốc bán hàng và các bộ phận nghiên cứu tiếp thị ước lượng chính xác các thông số đầu vào bao gồm:

- Ước lượng tỷ lệ thay đổi doanh thu khi thay đổi thời hạn bán chịu.

- Ước lượng mức thay đổi kỳ thu tiền bình quân khi thay đổi thời hạn bán chịu

- Ước lượng mức thay đổi khoản phải thu do tác động của cả hai yếu tố thay

đổi doanh thu và thay đổi kỳ thu tiền bình quân.

- Ước lượng chi phí cơ hội của khoản phải thu.

Dựa vào các thông số được ước lượng, Giám đốc tài chính có thể xác định mức thay đổi lợi nhuận và chi phí. Cuối cùng, so sánh giữa mức thay đổi lợi nhuận và chi phí để ra quyết định nên theo đuổi chính sách nào. Tuy nhiên, một chính sách mở rộng hay rút ngắn thời hạn bán chịu chỉ thích hợp trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định của thị trường. Khi tình hình thị trường thay đổi, các thông số đầu vào sẽ thay đổi theo và kết quả là chính sách thời hạn bán chịu không còn phù hợp như tính toán ban đầu. Khi đó Giám đốc tài chính cần thực hiện lại quy trình xem xét và ra quyết định chính sách thời hạn bán chịu như thế nào trong tình hình mới.

3.6.1.3 Mô hình quyết định tỷ lệ chiết khấu

Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Một chính sách về tỷ lệ chiết khấu có thể là tăng hoặc giảm tỷ lệ chiết khấu trong khi thời hạn chiết khấu không đổi. Công ty có thể theo đuổi chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu nhằm mục tiêu giảm kỳ thu tiền bình quân, qua đó giảm khoản phải thu và tiết kiểm chi phí đầu tư vào khoản phải thu. Ngược lại, Công ty có thể theo đuổi chính sách giảm tỷ lệ chiết khấu nhằm mục tiêu tăng doanh thu ròng, qua đó tăng lợi nhuận Mô hình này được mô tả như sau:

89

Hình 3.3: Mô hình quyết định chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu

Để ứng dụng mô hình này, Giám đốc tài chính cần phối với với bộ phận bán hàng và nghiên cứu tiếp thị ước lượng chính xác các thông số đầu vào bao gồm:

- Ước lượng mức thay đổi kỳ thu tiền bình quân khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu.

- Ước lượng chi phí cơ hội của khoản phải thu.

Qua các thông số này, Giám đốc tài chính có thể xác định được mức độ thay đổi của khoản phải thu, từ đó xác định mức thay đổi của chi phí đầu tư vào khoản phải thu. Mặt khác, với tỷ lệ chiết khấu đưa ra, Giám đốc tài chính có thể xác định mức thay đổi doanh thu ròng, qua đó xác định mức thay đổi lợi nhuận. Cuối cùng, bằng việc so sánh giữa sự thay đổi chi phí và lợi nhuận, Giám đốc tài chính có thể ra quyết định chính sách tỷ lệ chiết khấu nào Công ty nên theo đuổi. Tăng tỷ lệ chiết khấu Giảm khoản phải thu Giảm lợi nhuận

Tiết kiểm chi phí vào khoản phải thu

Tiết kiệm chi phí đủ bù đắp lợi nhuận giảm không

Ra quyết định

Giảm kỳ thu tiền bình quân

Giảm doanh thu ròng

90

3.6.2 Ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền DCF để nâng cao chất lượng các quyết định đầu tư

Mô hình DCF có tên gọi đầy đủ là mô hình chiết khấu dòng tiền, nó được xây dựng dựa trên nền tảng của khái niệm thời giá tiền tệ và quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Một cách tổng quát, mô hình DCF có thể được mô tả như sau:

Hình 3.4 : Mô hình chiết khấu dòng tiền

Mô hình DCF có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại quyết định tài chính Công ty, đặc biệt là quyết định đầu tư. Cụ thể, phạm vi có thể ứng dụng mô hình DCF là:

- Định giá tài sản, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản tài chính để ra quyết

định mua hay bán tài sản đó.

CF0 1 1 ) 1 ( k CF  CF 2 2 ) 1 ( k CF  3 3 ) 1 ( k CF  1 1 ) 1 (    n n k CF n n k CF ) 1 (  CF1 CF2 CF3 CFn-1 CFn ………… . 0 k 1 2 3 n-1 n

91

- Phân tích, đánh giá và ra quyết định có đầu tư hay không vào một dự án đầu

tư.

- Phân tích, đánh giá và ra quyết định nên mua hay thuê một tài sản cố định

- Phân tích, đánh giá và ra quyết định nên mua hay không một doanh nghiệp.

Để ứng dụng được mô hình DCF, Giám đốc tài chính cần thực hiện các bước sau:

- Ước lượng chính xác ngân lưu qua các thời đoạn từ 0 đến n

- Ước lượng chính xác suất chiết khấu k dùng làm cơ sở để xác định hiện giá của ngân lưu ở thời điểm 0.

- Nhập các thông số vừa ước lượng vào bảng tính Excel.

- Sử dụng hàm tài chính để xác định PV hay NPV tùy theo muc tiêu phân tích.

- Quyết định dựa vào kết quả PV hay NPV vừa xác định. Tóm tắt các bước tiến hành khi áp dụng mô hình DCF

Hình 3.5: Các bước tiến hành khi áp dụng mô hình DCF

Nhận dạng và ước lượng

chính xác ngân lưu CF0

đến CFn

Nhận diện rủi ro và ước lượng chính xác suất

chiết khấu k

Nhập các thông số vừa ước lượng vào bảng Excel

Sử dụng hàm tài chính để xác định PV hay NPV

92

Trong toàn bộ các bước tiến hành này, hai bước đầu là quan trọng nhất, nó quyết định tính chính xác của mô hình.

3.6.2.1 Ước lượng ngân lưu

Việc ứng dụng mô hình DCF để định giá tài sản hoặc phân tích và ra quyết định đầu tư có chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào việc ước lượng ngân lưu. Đối với những tài sản hoặc dự án mà ngân lưu kỳ vọng tương đối chắc chắn thì việc ước lượng ngân lưu trong tương lai trở nên dễ dàng và có độ chính xác cao. Ví dụ ngân lưu thu được từ tiền lãi hằng năm của trái phiếu kho bạc. So với hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc ước lượng khó hơn vì doanh thu và chi phí trong trường hợp này phức tạp và bất ổn hơn. Do đó, khi ứng dụng mô hình DCF đối với những dự án phức tạp, Giám đốc tài chính cần lưu ý đến việc khảo sát thị trường và thu thập những thông tin cần thiết làm cơ sở xác định các thông số cần thiết phục vụ cho công việc.

Có thể chia việc ước lượng ngân lưu thành:

- Ước lượng ngân lưu ở thời điểm hay giai đoạn đầu tư

- Ước lượng ngân lưu ở giai đoạn hoạt động của dự án

- Ước lượng ngân lưu ở giai đoạn kết thúc dự án.

Để tiên lượng được mức độ chính xác của ngân lưu có thể sử dụng một số công cụ phân tích như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng theo mức độ thay đổi của các thông số làm cơ sở ước lượng ngân lưu.

3.6.2.2 Ước lượng suất chiết khấu k

Suất chiết khấu k là tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư yêu cầu khi đầu tư vào tài sản hoặc dự án mà chúng ta xem xét.

93

Thực tế hiện nay khi thẩm định tài chính các dự án, Công ty thường sử dụng suất chiết khấu k bằng với lãi suất vay vốn dài hạn của ngân hàng. Điều này có 4 vấn đề không ổn thỏa như sau:

- Đánh đồng mức độ rủi ro của dự án đầu tư mới với mức độ rủi ro cho

vay vốn có tài sản thế chấp.

- Bỏ qua chi phí đầu tư cơ hội của vốn tự có của doanh nghiệp. - Không xem xét lợi thế về thuế của vốn nợ.

- Không tính đến phí tổn sử dụng vốn của Công ty hay không quan tâm

đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư.

Do đó, để nâng cao chất lượng của các quyết định đầu tư, Công ty nên

xác định suất chiết khấu thích hợp để xác định hiện giá thuần của dự án. Chi phí vốn thích hợp để thẩm định dự án đầu tư là chi phí vốn cận biên (marginal cost of capital) đối với các nguồn vốn dùng cho dự án đầu tư (tức là chi phí vốn liên quan đến các nguồn vốn huy động và sử dụng cho dự án đầu tư). Tuy nhiên có thể khó xác định chi phí vốn cho từng dự án đầu tư cụ thể. Vì khi huy động vốn, không có mối liên hệ trực tiếp giữa chi phí huy động vốn và thu nhập của dự án. Đối tượng cho doanh nghiệp vay tiền sẽ dựa trên đánh giá rủi ro gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp, đòn cân nợ và tài sản thế chấp. đối với nhà đầu tư vốn họ quan đến rủi ro của toàn bộ doanh nghiệp. Do đó, chi phí vốn để thẩm định dự án đầu tư không nhất thiết phải là chi phí vốn cận biên đối với vốn huy động cho dự án.

Nếu dự án có cùng rủi ro như rủi ro của hoạt động doanh nghiệp thì chi phí vốn trên bình diện toàn doanh nghiệp có thể dùng làm chi phí vốn cho thẩm định dự án đầu tư. Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) do đó có thể xem như chi phí vốn cận biên cho dự án.

WD rD We re WD rDTWe re

WACC  *     (1 )  (3.2)

Trường hợp dự án không có cùng rủi ro như rủi ro của hoạt động doanh nghiệp hoặc cơ cấu vốn của dự án không giống cơ cấu vốn hiện tại của doanh

94

nghiệp thì có thể lước lượng suất chiết khấu bằng cách sử dụng tỷ suất sinh lợi phi rủi ro có gia tăng thêm phần bù rủi ro xét cụ thể cho từng loại dự án hay tài sản. Cách này rõ ràng có xem xét đến quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Trên thực tế chúng ta có thể sử dụng lãi suất tín phiếu kho bạc như là tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro làm căn cứ xác định chiết khấu k. Vấn đề còn lại là dựa vào kinh nghiệm của Ban Giám đốc để lước lượng phần bù rủi ro thích hợp cho từng loại tài sản hoặc dự án.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)