Nguyên nhân của các hạn chế trong quản trị tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 77 - 83)

công ty.

- Cơ chế huy động vốn chưa hiệu quả

Công ty đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: bổ sung từ lợi

66

nhiên, công tác huy động vốn vẫn còn một số bất cập mà một trong số nguyên nhân là:

+ Công ty chưa thực hiện việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng

khoán, cổ phiếu của công ty được giao dịch hạn chế nên tính thanh khoản thấp, giảm khả năng thu hút vốn và tận dụng các nguồn vốn có chi phí thấp.

+ Những quy định khi phát hành trái phiếu chưa chặt chẽ để có thể huy

động vốn với chi phí thấp trong thời gian dài, dẫn đến vừa phát hành không lâu

nhà đầu tư đã bán lại để thu hồi vốn.

+ Thông tin tài chính của công ty chưa được minh bạch làm cho nhà đầu tư lo ngại, không có cơ sở để phân tích, đưa ra quyết định hợp lý. Điều đó cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư.

- Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu chưa thực sự trở thành mối quan tâm

của công ty

Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, việc xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu chưa được ban lãnh đạo công ty quan tâm, xem xét và phân tích một cách kỹ lưỡng.

Mặc dù công ty cũng đã sử dụng nhiều nguồn cung cấp vốn : nợ vay, trái phiếu công ty, vốn cổ phần… nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn là vốn cổ phần và vốn vay, các nguồn vốn khác còn rất hạn chế. Vì vậy, cấu trúc vốn của công ty chưa đa dạng.

Để xây dựng được một cấu trúc vốn tối ưu đòi hỏi phải cấu trúc lại bộ máy quản lý và nguồn nhân lực, tái cơ cấu hệ thống quản trị, tái cơ cấu hoạt động, tái cơ cấu nguồn lực. Các hoạt động này đòi hỏi thời gian và một sự thay đổi lớn mà công ty chưa bắt kịp.

67

- Công tác quản lý vốn và tài sản chưa hiệu quả.

Cơ cấu tổ chức của công ty còn mang nặng tư tưởng của các doanh nghiệp nhà nước thời kỳ cũ. Các công ty con mặc dù đã độc lập, tách ra khỏi công ty mẹ nhưng sự chủ động và tài chính và kinh doanh chưa có. Công ty mẹ dễ dãi trong việc cấp phát vốn cho công ty con dẫn đến hiệu quả nguồn vốn chưa thể hiện rõ.

Công tác quản lý tài sản chưa chặt chẽ làm cho việc sử dụng tài sản lãng phí, thất lạc. Khi thất thoát không có các biện pháp xử lý kịp thời.

Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí chưa tạo ra được sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh.

Việc giao kế hoạch chi phí cho các phòng ban, đơn vị nhằm tránh tình trạng sử dụng chi phí không hợp lý, sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, Công ty chưa xây dựng được định mức tiêu hao chi phí, định mức hao hụt, định mức lao động… nên việc giao chi phí chưa có cơ sở khoa học mà vẫn mang tính chất chủ quan.

- Thiếu nhân lực quản trị tài chính.

Lực lượng quản lý của công ty là lực lượng quản lý từ giai đoạn công ty nhà nước chuyển sang, trình độ đào tạo không cao, tuổi đời lớn nên việc thay đổi để phù hợp với nền kinh tế thị trường còn gặp nhiều khó khăn.

Cơ cấu tổ chức của phòng tài chính kế toán còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với nền kinh tế hiện đại, nặng về các thủ tục kế toán.

Chưa có các chính sách để hỗ trợ và giữ chân người tài đặc biệt là chính sách tiền lương còn rất thấp. Các chính sách thăng tiến không cụ thể, rõ ràng, không tạo động lực cho nhân viên phấn đấu. Điều đó làm cho nguồn nhân lực quản trị tài chính càng trở nên thiếu hụt.

Sự yếu kém về nhân lực trong quản trị tài chính là một trong số những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến năng lực quản trị tài chính công ty. Vì

68

vậy, nhất thiết phải xây dựng một đội ngũ nhân lực tài chính vững mạnh trước khi xây dựng được một hệ thống tài chính vững chắc

- Chưa quan tâm đúng mức đến công tác phân tích rủi ro, phòng ngừa

rủi ro.

Nhận thức về công tác quản trị rủi ro chưa tốt dẫn đến chưa tổ chức một bộ phận phân tích và quản trị rủi ro. Do đó, chưa có các biện pháp phòng ngừa rủi ro, khi rủi ro xảy ra, chi phí khắc phục lớn, đồng thời công ty bị động trong hoạt động kinh doanh.

Hơn nữa, hiện nay chi phí phòng ngừa rủi ro lớn đặc biệt là chi phí mua quyền chọn cũng ảnh hưởng đến quyết định phòng ngừa rủi ro của công ty

Các sản phẩm hay các công cụ phòng ngừa rủi ro do ngân hàng cung cấp chưa đa dạng nên chưa có nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp.

Chưa có các hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ phát sinh khi sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh.

Bản thân các ngân hàng cũng chưa đáp ứng nhu cầu được hướng dẫn chi tiết và tư vấn về các biện pháp quản trị rủi ro của công ty.

Biến động của tỷ giá và lãi suất phụ thuộc vào sự điều hành của ngân hàng nhà nước và thường ổn định khiến cho các doanh nghiệp ít chú trọng đến công tác quản trị rủi ro. Thông tin tài chính trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ không đầy đủ khiến cho công tác phân tích và dự báo rủi ro của công ty gặp trở ngại. Từ đó không có thông tin để ra quyết định liên quan đến phòng ngừa rủi ro.

- Công tác lập kế hoạch tài chính chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Công tác lập kế hoạch chưa được thực hiện thường xuyên và chưa được coi là công việc cần thiết cho hoạt động quản trị tài chính. Việc lập kế hoạch thường mang tính chất chủ quan, đối phó, vì vậy kế hoạch tài chính chưa trở thành mục tiêu để thực hiện.

69

Bên cạnh đó, việc tính toán các nhu cầu vốn không tương thích với các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn trong kế hoạch kinh doanh do thiếu dự báo và dự đoán các khả năng có thể xảy ra đôi khi đưa doanh nghiệp đến tình trạng mất cân đối thu chi, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Công tác phân tích số liệu chưa được so sánh định kỳ với các số liệu trong cùng ngành để đưa ra mục tiêu tăng trường phù hợp.

Các kế hoạch được lập không được thường xuyên kiểm tra, theo dõi cập nhật dẫn đến kết quả thực hiện xa rời kế hoạch đề ra.

Việc định vị từng giai đoạn phát triển của công ty để từ đó đưa ra các chiến lược tài chính phù hợp chưa được thực hiện.

Trên đây là một số nguyên nhân làm cho vấn đề quản trị tài chính của công ty còn nhiều bất cập. Việc thực hiện các biện pháp để khắc phục sẽ giúp cho khả năng quản trị tài chính của Công ty được nâng cao, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

70

TÓM TẮT CHƯƠNG II.

Chương II đã nêu bật những đặc điểm riêng của Công ty Tanimex trong giai đoạn hiện nay đồng thời cũng thể hiện rõ thực trạng quản trị tài chính tại Công ty. Bắt đầu từ thời điểm cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu Công ty nhà nước sang Công ty cổ phần, để thích ứng với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường. Công ty đã có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên vẫn còn những hạn chế trong vấn đề quản trị tài chính hiện tại như: Cơ cấu tổ chức quản trị tài chính vẫn chưa phù hợp với một nền kinh tế hiện đại, mà còn mang nặng cơ cấu tổ chức quản trị tài chính giai đoạn nhà nước. Các vấn đề quản trị tài chính hiện đại như xây dựng cấu trúc vốn tối ưu và thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro chưa được quan tâm và thực hiện, các chiến lược tài chính chưa cụ thể, vì thế chưa trở thành mục tiêu, động lực để phấn đầu thực hiện.

Trên cơ sở lý luận về các vấn để quản trị tài chính tài chính, cho thấy để nâng cao sức mạnh tài chính của công ty cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị tài chính. Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính công ty Tanimex phù hợp với nền kinh tế hiện đại.

71

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TANIMEX TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

Có thể nói quản trị tài chính là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chỉ có những doanh nghiệp với phương thức quản lý chuẩn hóa, hiện đại mới có thể sử dụng tốt các phân tích và quản trị tài chính để phát triển. Những doanh nghiệp buông lỏng quản trị tài chính và thiếu chuyên gia giỏi thì càng mở rộng quy mô càng dễ đi đến sụp đổ như nhiều doanh nghiệp đã vấp phải trong thời gian vừa qua.

Do đó, để tăng cường sức mạnh tài chính của Công ty Tanimex, trước hết ban lãnh đạo Công ty cần phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị tài chính. Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính. Có như vậy Công ty mới tồn tại và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)