Hoàn thiện chính sách và cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 48 - 51)

II. Giải pháp hoàn thiện môi trường đầutư

1.Hoàn thiện chính sách và cải cách hành chính

Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rất quan tâm đến chủ trương chính sách đầu tư khi quyết định đầu tư vào một tỉnh nào đó vì điều nay quyết định đến công việc kinh doanh, công cuộc đầu tư sau này của họ. Đặc biệt là tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài có thể thay đổi lớn khi có những thông báo về chính sách tích cực. Yêu cầu chung về đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp là ngày càng minh bạch, công khai, dễ dự đoán với nội dung đảm bảo thuận tiện và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Hơn nữa, thể chế, chính sách và luật pháp phải được xây dựng và hoàn thiện trên nguyên tắc: cùng có lợi tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế, không phân biệt đối xử. Các giải pháp cụ thể đưa ra là :

Thứ nhất, các giải pháp hoàn thiện chính sách

- Tỉnh cần đặt mục tiêu ổn định cơ sở pháp lý và chế độ sở hữu lên hàng đầu để tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là cơ sở đảm bảo quyền lợi vật chất, vốn, lợi nhuận…cho các nhà đầu tư từ đó mà khuyến khích họ đầu tư hơn nữa vào địa bàn tỉnh.

Hình thành và hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ nhằm tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển: hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đi đôi với tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo sự thống nhất về chính sách, tự chủ và năng động trong triển khai thực hiện. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, chống đầu cơ, trục lợi nâng giá; tăng cường công tác quản thu, chống thất thu, quản lý chặt chẽ hoá đơn, chứng từ, kiểm tra chặt chẽ quyết toán thuế, thu kịp thời, đầy đủ các khoản tồn đọng. Kiên quyết xử lý các vi phạm về thuế. Bên cạnh đó nghiêm túc chỉ đạo thủ tướng chính phủ về các giả pháp kiểm soát lạm phát, kiểm soát tăng giá, đi đôi với thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo ổn định kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ việc tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng nhưng phải đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng. Kiểm soát chặt chẽ việc cho vay kinh doanh BĐS

và chứng khoán của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tính công khai minh bạch của các ngân hàng

- Chuẩn bị các điều kiện để triển khai tốt hơn nữa Luật kinh doanh và Luật đầu tư chung. Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường, dễ dàng tiếp cận với các chính sách khuyến khích đầu tư và chương trình hỗ trợ của nhà nước cũng như của tỉnh về đầu tư và tín dụng, về mặt bằng sản xuất, thông tin thị trường, tư vấn kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và các dịch vụ phát triển kinh doanh. Rà soát dánh giá chính sách quy định về khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp, phát triển khu vực dịch vụ, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xuất khẩu. Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc thu hút vốn đầu tư của dân cư vào phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.

Thứ hai, giải pháp về cải cách hành chính

Thời gian tới cần phát huy hơn nữa hiệu quả của cơ chế “một cửa tại chỗ”, đây là yếu tố đảm bảo sự thành công trong qúa trình thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh. Hiện nay cơ chế này đã được thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền của Bộ, Ngành trung ương và UBND tỉnh cho Ban quản lý các KCN tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng, thương mại, lao động… Theo cơ chế này thì sẽ dần xoá bỏ cơ chế xét duyệt từng trường hợp cụ thể đối với một số thủ tục, bỏ thủ tục xin giấy phép xây dựng, giấy phép xuất nhập khẩu.

Để tiếp tục thúc đẩy cơ chế này, các Bộ, ngành trung ương uỷ quyền cho ban quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, kế hoạch hướng dẫn để một mặt tạo thuận lợi cho Ban quản lý KCN trong quá trình thực hiện, mặt khác đảm bảo tính thống nhất quản lý theo khuôn khổ pháp luật chính sách của nhà nước.

Đối với từng địa phương như ở Bắc Ninh thì việc thực hiện cơ chế một cửa đã tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên thực tế thì vẫn còn nhiều hạn chế vì thế cần phải thực hiện một số điểm sau:

-Tiếp tục duy trì và thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật đã ban hành như: Quy chế thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư; Quy chế phối hợp quản lý nhà nước sau cấp phép đầu tư; thực hiện nghiêm túc và giải

quyết dứt điểm các chế độ quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn

-Từng cơ quan đơn vị thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính thông qua việc rà soát lại các quy định để chỉnh sửa bổ sung theo hướng đơn giản hoá. Mặt khác, từng cơ quan, đơn vị phải niêm yết công khai các thủ tục, quy định rõ thời hạn phải thực hiện, kèm theo đó gắn với trách nhiệm của người đứng đầu về việc thực hiện các thủ tục đó.

- Ban hành đồng bộ các chính sách về tài chính, ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về tài chính. Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư được vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc thực hiện việc hỗ trợ lãi suất tiền vay. Đây là giải pháp tích cực giúp đỡ nhà đầu tư triển khai nhanh quá trình thực hiện dự án của mình.

- Thống nhất trong cơ chế “Tiền đăng hậu kiểm” từ các thủ tục trình duyệt dự án, các thủ tục trong xây dựng, các thủ tục về đảm bảo môi trường, các thủ tục về thanh tra, kiểm tra... Nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp thực hiện dự án một cách thuận lợi nhất.

- Hỗ trợ vốn từ ngân sách cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu triển khai dự án như: Bồi thường, giải phóng mặt bằng, chậm nộp tiền thuê đất, tăng thời gian được giảm thuế.… Có tác dụng thiết thực để doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện dự án.

Cải thiện các điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng các KCN chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Điều kiện nền tảng nhất là chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN. Điều này liên quan mật thiết đến chính sách vĩ mô của Nhà nước như: giảm giá đầu vào nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hoá, chính sách thuế,… Đối với địa phương cần thực hiện tập trung vào một số điểm sau:

- Đổi mới quản lý theo hướng chuyển từ quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế “một cửa” trong quản lý các KCN và các ngành khác có liên quan tới đầu tư vào các KCN;

- Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nhất quán, thủ tục nhanh gọn và đồng bộ, tránh việc thực hiện ưu đãi trở thành cơ chế “xin, cho” làm nản lòng các nhà đầu tư.

- Mở rộng và phát triển các Quỹ khuyến công, Quỹ hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,.. Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước phát triển và đầu tư trong các KCN.

- Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư và thị trường tư vấn tài chính đang có nhu cầu cao trong các KCN. - Cải thiện sự cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng cho khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp trong KCN. Trong đó, nhấn mạnh chính sách xã hội hoá trong khu vực cung ứng dịch vụ công cộng nhằm gia tăng các hoạt động và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng bằng việc xây dựng những định chế ổn định và khuôn khổ pháp lý thích hợp. Các nhà đầu tư vào cơ sở hạ tầng có quyền quyết định giá thu phí dịch vụ để thu hồi vốn theo sự thoả thuận của cơ quan quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 48 - 51)