Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 59 - 64)

II. Giải pháp hoàn thiện môi trường đầutư

4.Đào tạo nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng được nhà đầu tư quan tâm trong quá trình cân nhắc, xem xét đi đến quyết định đầu tư. Chúng ta nói Việt Nam là đất nước có nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động rẻ, lực lượng lao động thông minh, hiếu học,… nói vậy cũng chỉ mang tính định tính. Hiện nay, cộng đồng quốc tế nói chung, nhà đầu tư nước ngoài nói riêng quan niệm về chất lượng lao động đã khác. Quan tâm đến chất lượng lao động chính là quan tâm tới chất lượng sản phẩm, tới sự sống còn của dự án đầu tư. Bởi vì, đầu tư để sản xuất, hàng hoá không chỉ tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu thì một loạt các thị trường trên thế giới đưa ra các tiêu chuẩn của nguồn lực, mà nguồn lực chính là nguồn sản phẩm.

Trước đây, khi người ta đặt vấn đề về môi trường như một yếu tố kỹ thuật, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi những nước có đòi hỏi môi trường cao để đầu tư vào nhũng nước ít đòi hỏi về môi trường hơn. Nhưng giai đoạn hiện nay, môi trường đang trở thành yếu tố tiêu chuẩn chính trị của hàng hoá trong tiêu chuẩn chọn thầu. Vì thế yếu tố chính trị quốc tế đang ngày càng tác động vào môi trường đầu tư càng đậm nét hơn. Bởi vậy, chất lượng của nguồn lực xét các khía cạnh không chỉ là có kỹ thuật, không chỉ có yếu tố xã hội mà còn xét đến cả môi trường thực thi của nguồn lực ấy.

Quan tâm đến quá tình xúc tiến đầu tư vào các KCN có nhiều việc phải làm, để chuẩn bị một cách kỹ lưỡng tới mối quan tâm của nhà đầu tư chính là chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực phải nhìn từ hai giác độ đó là không chỉ đáp ứng yêu cầu của KCN mà còn đảm bảo cho người dân có đất chuyển làm KCN có được chuyển đổi nghề nghiệp, để có cuộc sống ổn định và phát triển hơn trước. Điều đó không chỉ mang ý nghĩa thực tế trước mắt mà còn mang mang đậm giá trị nhân văn cao cả. Nhằm thực hiện tốt vấn đề đó cần chú ý tới một số vấn đề sau:

- Chú trọng tới quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp trình độ, từ quản lý tới kỹ thuật. Đặc biệt quan tâm tới quá trình đào tạo nghề. Vì lao động kỹ thuật chiếm 50-60% lực lượng lao động trong các KCN.

- Tăng cường đầu tư vốn cho nâng cấp các trường dạy nghề cả về trang thiết bị máy móc, chương trình giảng dạy, điều kiện học tập và thực hành của lực lượng đào tạo.Trước mắt là tăng cường đầu tư nâng cấp Trường công nhân kỹ thuật của tỉnh để làm sao khi công nhân đào tạo ra là đáp ứng ngay với điều kiện làm việc tại các KCN. Mở rộng phạm vi, ngành nghề đào tạo của các trường đào tạo đóng trên địa bàn như Trường công nhân xây dựng , Trường trung học hoá chất mỏ, Trường trung học thuỷ sản,…

- Chuyển Trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh thành trường đào tạo đa ngành, ngoài việc đào tạo bồi dưỡng cho ngành sư phạm, cần mở rộng

ngành nghề đào tạo về kỹ thuật, kinh tế với các cấp trình độ khác nhau nhằm phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và thiết thực phục vụ cho phát triển các KCN nói riêng.

- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nhằm huy động được hết các nguồn lực cả trí tuệ cũng như vật chất. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để mở các trường đào tạo nghề mới với đa dạng hoá các loại hình sở hữu về quảnlý và loại hình đào tạo vừa giảm nhẹ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vừa khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo.

- Quan tâm và tạo điều kiện cho lực lượng lao động có điều kiện làm việc tốt, có nơi cư trú ổn định xung quanh Khu công nghiệp để có điều kiện tái sản xuất sức lao động. Đây cũng là mối quan tâm của các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu xúc tiến đầu tư.

- Chi từ ngân sách kinh phí đào tạo nghề ban đầu cho người lao động tại khu vực có đất chuyển sang làm công nghiệp. Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo cho các doanh nghiệp tuyển lao động từ địa phương.

KẾT LUẬN

Sau 12 năm xây dựng và phát triển, Bắc ninh đã và đang khẳng định là một địa phương hội tụ nhiều tiềm năng, cơ hội đầu tư, Hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động với đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh đang tạo đà cho công nghiệp Bắc Ninh phát triển bền vững trong xu thế hội nhập. Hiện nay môi trường đầu tư tại Bắc Ninh dã hội tụ các yếu tố nền tảng : cơ sở hạ tầng đồng bộ, thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, thuận lợi, hình ảnh của Bắc ninh được gắn liền với những thương hiệu lớn, công nghiệp hỗ trợ bước đầu hình thành và gia tắng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp… Sự hội tụ đó đảm bảo cho các KCN Bắc Ninh và “ thương hiệu Bắc Ninh” cần và có để trở thành địa chỉ tham gia cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, chứ không đơn giản chỉ là cạnh trnah trong nước. Đến với Bắc ninh nhà đầu tư có thể cảm nhận sự khác biệt đem đến hiệu quả đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và chiến lược phát triển dài hạn.

Bắc Ninh đã bước đươc những bước dài và vững chắc, hoạt động thu hút đầu tư vừa tạo ra tính ổn định vừa tạo ra tính đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Thu hút đầu tư nước ngoài một cách ổn định và tạo niềm tin lâu dài đối với các nhà đầu tư nước ngoài luôn là một bài toán khó đối với tất cả các địa phương. Trong đó việc cải thiện môi trường đầu tư là chía khoá để giải được bài toán đó. Việc cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh cần sự cố gắng, nỗ lực của tất cả các tâng lớp nhân dân và cũng không thể thiếu sự ủng hộ từ các cấp ngành trung ương.

Đề tài của em mới chỉ đề cập đến các vấn đề tổng quát liên quan đến môi trường đầu tư và quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh. Nội dung đề cập không thể tránh khỏi những thiếu sót vì thế em rất mong nhận đựơc sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), “Kỷ yếu 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” – Nhà xuất bản Thống nhất, Hà Nội;

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Các Báo cáo tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua các năm 1997 - 2007”;

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), “20 năm Đầu tư nước ngoài” - Đặc san Báo Đầu tư;

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), “Kỹ năng xúc tiến đầu tư” - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội;

5. PGS.TS Trần Thị Minh Châu (2007), “Về Chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam” - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội;

6. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010”- Cục xuất bản, Bộ Văn hoá Thông tin.

7. Cục Đầu tư nước ngoài, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Tạp chí Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm Đầu tư nước ngoài Nhìn lại và Hướng tới 1987-2007 - Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội;

8. Cục Thống kê Bắc Ninh, “ Niên giám thống kê Bắc Ninh các năm 1997- 2008” - Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

9. Mai Ngọc Cường (2000), “Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia;

10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001): “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX” - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội;

11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ XI Ban chấp hành Trung ương khoá IX - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội;

12. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, “Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII năm 2006”;

13. Nguyễn Thị Hiền (2004), “Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN”- Nhà xuất bản chính trị quốc gia”, Hà Nội;

14. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;

15. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;

16. Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ;

17. Luật Đầu tư năm 2005 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Nguyễn Thị Nhã (2000), “Các động lực và nhân tố chủ yếu tác động tới thu hút FDI trên thế giới”- Tạp trí thị trường TC-TT (số 8/2000).

19. Phùng Xuân Nhạ (2000), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hoá ở Malayxia”, NXB Thế giới;

20. Trần Văn Nam (2005), “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

21. Trần Văn Thọ (2000), “Kinh tế Việt Nam 1995-2000 tính toán mới, phân tích mới” - Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;

22. Nguyễn Văn Tuấn (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam” - Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội;

23. Trần Xuân Tùng (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;

24. Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, “Báo cáo tổng hợp của qua các năm 1997- 2007 và quý I năm 2008”;

25. Vũ Trường Sơn (1997), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” - Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;

26.TS. Vũ Anh Tuấn: Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất những vấn đề đặt ra. T/c Phát triển kinh tế, tháng 2/2004

27.UBND tỉnh Bắc Ninh: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh các năm 2005, 2006, 2007, 2008.

28. Ngô Tuấn Nghĩa: Ảnh hưởng của thể chế kinh tế tới môi trường đầu tư. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 2006 số 4 (335).

29. Sở Kế hoạch & Đầu tư Bắc Ninh: Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2008

30. Ban quản lý các KCN Bắc Ninh: Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 59 - 64)