Nâng cao tính đồng bộ và hiện đại của cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 51 - 57)

II. Giải pháp hoàn thiện môi trường đầutư

2. Nâng cao tính đồng bộ và hiện đại của cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật

thuật

Cơ sở hạ tầng là môi trưòng đầu tư cứng, nó có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, làm nền móng cho hoạt động đầu tư. Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng ở Bắc Ninh đã có nhiều đổi mới theo hiện đại hoá, đồng bộ hoá nhưng không phải vì thế mà quá trình phát triển hệ thống cơ sở nền móng này lại không tiếp tục được quan tâm. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng nghĩa với việc xây dựng đường giao thông, bến bãi nhà ga, hệ thống cung cấp điện nước, thông tin, bưu điện…. đặc biệt là phát triển công nghệ thông tin từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Chất lượng cơ sở hạ tầng quyết định đến hiệu quả đầu tư nên nó được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm trước hết. Việc phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng nằm trong chiển lược thu hút đầu tư không chỉ tại Bắc Ninh mà đây còn là vấn đề có tính quốc gia. Tuy nhiên vấn đề này không phải một lúc chúng ta có thể giải quyết xong được, nó đòi hỏi lượng vốn lớn để chuẩn bị. Các giải pháp đặt ra là:

• Giải quyết các vấn đề về chính sách bồi

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề phức tạp liên quan đến quyền lợi của nhân dân có đất trong quy hoạch làm KCN. Để thực hiện tốt vấn đề này cần có sự lãnh đạo đồng bộ cuả các cấp các ngành, cơ quan địa phương và các DN. Cần có sự phối hợp chặt chẽ cùng với việc tuyên truyền công khai chủ chương chính sách để cho nhân dân hiểu rõ chủ chương xây dựng và phát triển công nghiệp, đồng thời hiểu rõ các chính sách về đất đai của chính phủ đến sự vận dụng trong chính sách cuả tỉnh. Tạo được sự thống nhất cao trong tư tưởng đến hành động, từ trong Đảng đến quần chúng nhân dân. Các cấp cơ quan đoàn thể và từng cán bộ đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong tổ chức thực hiện, coi đó là tiêu chuẩn xếp loại tổ chức Đảng và xếp loại cán bộ, Đảng viên hàng năm.

Trong những năm qua công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nói chung gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Điều đó có nơi làm không tốt, không đồng bộ dẫn đến nhiều vấn đề bức xúc căng thẳng kéo dài gây hậu quả vừa tốn kém vừa mất thời gian thậm chí gây những khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư.

Một số trường hợp xuất phát từ nhu cầu cấp bách cần có mặt bằng để sản xuất, các chủ đầu tư tự ý tăng chi phí gây lên sự so bì, không nhất quán dẫn đến thắc mắc khiếu kiện,… tạo nên những rào cản không đáng có trong quá trình bồi thường chung.

Để làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực tế cho thấy cần phải thực hiện tốt một số điểm sau:

- Thống nhất về tư tưởng: Cần tuyên truyền cho nhân dân rõ chủ chương phát triển công nghiệp là yêu cầu khách quan, tất yếu để phát triển đất nước, xây dựng tỉnh Bắc Ninh giàu mạnh, văn minh. Đây là chủ trương đúng đắn để chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Công việc giải phóng mặt bằng phải là công việc của chính quyền địa

phương chủ trì và chịu trách nhiệm chứ không thể phó mặc cho các chủ đầu tư các KCN. Trong quá trình thực hiện phải được phân công trách nhiệm cụ thể, sẵn sàng có các giải pháp phù hợp đối với tình hình thực tế. Duy trì nghiêm kỷ cương của pháp luật, đồng thời quan tâm thực sự tới đời sống của nhân dân khi chuyển đổi ruộng đất.

- Thực hiện công khai các chủ trương, định hướng: Từ quy hoạch KCN đến chính sách pháp luật đất đai, chính sách bồi thường được áp dụng của tỉnh

đã ban hành. Công tác này đặt biệt coi trọng triển khai cụ thể tới nhân dân, cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương cơ sở, cùng với sự vận động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Coi trọng thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phân biệt rõ những việc nào dân biết, những việc nào dân bàn, những việc nào dân kiểm tra. Thực hiện tốt quy chế dân chủ có cơ sở chính là chìa khoá thành công trong công tác vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nưốc nói chung và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng.

- Có chính sách hỗ trợ nhân dân chuyển đất làm KCN một cách hợp lý, công khai, công bằng.

- Mạnh dạn hình thành các trung tâm dịch vụ khai thác quỹ đất, giải phóng mặt bằng nhằm thống nhất trong thực hiện chính sách, mặt khác giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm chi phí cho các nhà đầu tư.

- Thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: Ngoài chính sách nhà nước hiện hành UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chủ chương động viên, hỗ trợ nhân dân giao đất đúng tiến độ. Các chủ trương này được vận dụng thống nhất và xuyên xuốt quá trình bồi thường cho nhân dân.

+ Hưởng theo m2 đất, chi trả trực tiếp cho người dân có ruộng. + Hỗ trợ công bồi bổ nâng hạng đất, chi trả cho người dân có ruộng.

+ Hỗ trợ từ ngân sách cho địa phương khi xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân: Nhà trẻ, mẫu giáo, đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa,…

+ Đồng ý về chủ trương cho phép địa phương chuyển ruộng làm KCN được dành quỹ đất hợp lý để chuyển đổi mục đích, quy hoạch làm khu giãn dân. Mục đích để cho nhân dân, những gia đình phải chuyển nhiều đất có được một khu đất khác để làm kinh doanh, dịch vụ ổn định đời sống.

+ Hỗ trợ trực tiếp cho người có đất chuyển làm KCN, chi phí chuyển đổi nghề nghiệp (theo m2 đất giao), tạo cơ hội cho các hộ dân bố trí học nghề, chuyển nghề.

Từ những chủ trương trên, trong quá trình làm bồi thường giải phóng mặt bằng các cơ quan trực tiếp thưch hiện có kế hoạch cụ thể, trình cấp có thẩm

quyền phê duyệt. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc có đất để xây dựng phát triển công nghiệp mặt khác ổn định đời sống của nhân đân.

• Thúc đẩy viêc hình thành các KCN mới

Xét trên tổng thể thì việc hình thành các KCN phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội địa phương, gắn với quy hoạch vùng kinh tế và quy hoạch ngành.

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và các tỉnh lân cận. Mục tiêu phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân của vùng trọng điểm là 16,5% (1995- 2010). Nhanh chóng xây dựng các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt, một phần để thay thế hàng nhập khẩu và một phần lớn để xuất khẩu. Đồng thời phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực tạo ra nguyên vật liệu trên cơ sở tài nguyên và lợi thế vùng.

Song song với phát triển của ngành công nghiệp yêu cầu tập trung là phát triển ngành công nghiệp có khả năng bố trí phân tán nhằm giải quyết việc làm, phát triển những nhà máy có quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến hiện đại.

Xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp tập trung tại khu vực ngoại vi trung tâm đô thị của tỉnh, dọc các tuyến đường chính qua tỉnh như: quốc lộ1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38, các trục đường xương cá với các đường trung tâm,... đó chính là các lợi thế cho các KCN hình thành.

- Theo quy hoạch ngành thì một số ngành công nghiệp trọng điểm cần được ưu tiên phát triển là: kỹ thuật điện, điện tử; sản xuất thiết bị máy móc, đóng và chữa tàu thuỷ, lắp ráp chế tạo ô tô, xe gắn máy; sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, luyện cán thép; chế biến lương thực, thực phẩm, công nghệ dệt, da, may.

- Từ những định hướng quy hoạch trên, trong việc thiết kế quy hoạch các Khu công nghiệp mới cần quan tâm, bố trí cơ cấu sử dụng đất công nghiệp một cách hợp lý để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Đối với Khu công nghiệp đã được thiết kế quy hoạch cần đặt vấn đề trong xúc tiến gọi vốn đầu tư theo định hướng chiến lược đã được xây dựng.

Từ những căn cứ quan trọng đã nêu, việc lựa chọn địa điểm xây dựng Khu công nghiệp mới là một việc quan trọng đầu tiên trong quá trình triển khai xây dựng các Khu công nghiệp, nó quyết định sự thành bại của Khu công nghiệp cũng như sự phát triển bền vững của Khu công nghiệp với kinh tế-xã hội nói chung và sự nghiệp CNH-HĐH nói riêng. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng Khu công nghiệp là xác lập một mối quan hệ tổng thể về không gian kinh tế, kỹ thuật, kiến trúc, môi trường sinh thái, xã hội, nhân văn,... với lãnh thổ địa phương, vùng, toàn quốc.

Những yêu cầu đó được cụ thể hoá:

- Phát triển kinh tế-xã hội: Xây dựng Khu công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược CNH-HĐH địa phương. Bảo đảm sự cân đối hợp lý trong cơ cấu quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp trong vùng. Khai thác tốt nguồn lực, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển công-nông-lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển văn hoá, khoa học. Quan hệ chặt chẽ với nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chi phí xây dựng công trình và chi phí vận tải hàng hoá rẻ, thuận lợi cho thu hút gọi vốn đầu tư vào KCN. - Đô thị và hạ tầng kỹ thuật: Quy hoạch khu đô thị phải gắn với quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của vùng, quốc gia. Địa điểm xây dựng KCN phải gần các đầu mối giao thông quan trọng, đường sắt, đường bộ, sân bay,…

Có khả năng tổ chức tốt giao thông, vận chuyển hàng hoá, điều kiện giao thông, phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân với khu vực xung quanh. Có điều kiện thuận lợi về cung cấp nguồn điện, năng lượng, nguồn nước,… đảm bảo cho quá trình tổ chức sản xuất, khai thác nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

- Điều kiện tự nhiên: KCN cần có diện tích xây dựng đủ theo nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài về khả năng phát triển mở rộng mà không gây ra sự đảo lộn hoặc thay đổi quá nhiều sau một thời kỳ thay đổi sản xuất hay mở rộng các xí nghiệp công nghiệp.

Xây dựng KCN cần thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật, địa hình khu đất, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, độ cao ngập lụt,… Đây là những vấn đề phức tạp có liên quan tới công tác kỹ thuật thiết kế, xây dựng và phát triển

sau này, nó quyết định ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN.

- Bảo vệ môi trường: Vị trí KCN phải xem xét đến chiều gió, nguồn nước chảy so với khu dân cư, khu nghỉ ngơi của thành phố, đô thị.

KCN cần xác lập bảo vệ và hạn chế gây ô nhiễm với không khí, nguồn nước, đất do quá trình sản xuất gây ra.

Xác định khoảng cách KCN so với khu dân cư phù hợp nhằm hạn chế các tác động xấu nếu có trong quá trình vận hành.

- Hạ tầng xã hội và an ninh quốc phòng: Xác lập vị trí KCN ở xa các khu đô thị cần có đủ các điều kiện để hình thành các khu nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho công nhân KCN.

Trong trường hợp xây dựng KCN mà nguồn vốn đầu tư ít thì xác định xây dựng KCN gần các đô thị hay trung tâm kinh tế (hạn chế trong công tác quy hoạch).

Không được xây dựng KCN trên vùng đất bảo tồn, tài nguyên khoáng sản, di tích lịch sử,…

Xây dựng KCN phải kết hợp với đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội thời bình đồng thời xem xét đến khả năng đáp ứng các yêu cầu về an ninh, quốc

phòng trong thời chiến. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xây dựng đất nước đồng thời với bảo vệ đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế hiện nay, nhiều nơi trong vùng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN đã yếu kém lại không đồng bộ, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như đường giao thông, hệ thống cấp điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn lên chưa được triển khai, hoặc triển khai chậm. Không ít những công trình hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch xây dựng nhưng sau một thời gian đã không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, để tạo điều kiện phát triển KCN, công tác quy hoạch cần đi trước một bước, cần phải làm đồng bộ và phải được công bố công khai. Mặt khác việc triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn khu vực phải đáp ứng những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của phát triển vùng cũng như phát triển công nghiệp của vùng và tốc độ đô thị hoá. Quan trọng hơn là phải có kế hoạch thực thi quy hoạch này về vốn, thời hạn thực hiện và cơ chế huy động các nguồn lực cho thực hiện.

• Tập trung nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp

Trách nhiệm chính trong triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là các chủ đầu tư KCN, được Thủ tướng Chính phủ cho phép và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Các chủ đầu tư KCN thuộc các thành phần kinh tế: Công ty quốc doanh, công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty nước ngoài,… Việc triển khai đầu tư hạ tầng KCN và gọi vốn đầu tư vào KCN, KCN lấp đầy nhanh hay chậm phụ thuộc lớn vào các chủ đầu tư hạ tầng. Điều đó phụ thuộc vào năng lực của chủ đầu tư hạ tầng KCN về vốn, về hệ thống quản lý, về khả năng tiếp thị,…

Do vậy, yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển các KCN là vấn đề chọn chủ đầu tư hạ tầng, điều đó quyết định tới tiến độ triển khai đầu tư và hiệu quả của việc huy động vốn.

Với từng KCN khi đã được thành lập, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư hạ tầng và thúc đẩy quá trình nhanh chóng lấp đầy KCN cần tập trung vào một số điểm sau:

- Các biện pháp huy động vốn

- Hỗ trợ từ ngân sách các công trình có liên quan giữa trong và ngoài tường rào KCN;

- Tạo điều kiện trong xúc tiến gọi vốn đầu tư, đây là yếu tố quan trọng để nhanh chóng lấp đầy KCN.

Sự đồng bộ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chính là yếu tố quan trọng tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Theo các chuyên gia Nhật Bản, chìa khoá cho sự thành công của các KCN là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự nỗ lực đồng thời của các công ty đầu tư hạ tầng và chính quyền địa phương có KCN.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w